Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ và Đền Lảnh Giang

Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ Hay còn gọi là Tam Phủ Vương Quan (Tam Phủ ở đây không phải là số lượng Phủ mà ý chỉ Thuỷ Phủ là phủ thứ ba trong hàng Tứ Phủ vậy nên còn có thể gọi là Bơ Phủ Vương Quan).


Đền thờ chính của Quan Lớn Đệ Tam là Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng.



Dưới đây là Sự tích Quan Lớn Đệ Tam.

Quan Lớn Đệ Tam vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương. Dưới thời Hùng Vương, theo lệnh vua cha, ông cùng hai người em (có sách nói là hai người thân cận) lên giúp Vua Hùng chỉ huy thuỷ binh, lúc này ba vị giáng ở đất Hà Nam, được nhân dân tôn thành “Tam Vị Đại Vương”, trong đó, Quan Đệ Tam là người anh cả trong ba người.


Nhưng lại có điển tích nói rằng, chỉ có một mình Quan Tam Phủ giáng trần vào nhà quý tộc dưới thời Hùng Vương, ông trở thành vị tướng quân thống lĩnh ba quân thuỷ lục. Sau đó trong một trận quyết chiến, ông hy sinh (phần thượng thân (đầu) và hạ thân (mình) trôi về hai bên bờ con sông Lục Đầu). Ông hoá đi, về chầu Long Cung, là người cầm cân nảy mực, thông tri Tam Giới, quyền cai các thanh đồng đạo quan. Vậy nên có khi người ta còn gọi là Ông Cai Đầu Đồng.


Quan Lớn Đệ Tam

Khi thanh nhàn ông truyền ba quân tập hợp thuyền bè, dạo chơi khắp miền, trên sông dưới suối, phù hộ cho ngư dân.


Hầu như những người đã ra hầu Tứ Phủ, khi hầu hàng Quan Lớn, ai cũng phải hầu về Quan Đệ Tam. Có thể coi ông là vị Quan Lớn tài danh hàng đầu. Khi ngự đồng, ông mặc áo trắng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp và ông múa đôi song kiếm. Khi có đại tiệc khai đàn mở phủ, người ta thỉnh quan về chứng đàn Thoải Phủ (gồm có long chu phượng mã, lốt tam đầu cửu vĩ…: tất cả đều màu trắng).


Đền thờ Quan Lớn đệ Tam ở những đâu?


Đền Lảnh Giang ở Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam


Trong hàng quan lớn, vì danh tiếng bậc nhất nên Quan Lớn Đệ Tam cũng được lập đền thờ phụng ở khắp nơi. Nhưng đầu tiên phải kể đến Đền Lảnh Giang ở Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam (gần Hưng Yên) tương truyền là nơi hạ thân của ông trôi về, sau đó phải nói đến Đền Xích Đằng cũng thuộc Hà Nam (hai ngôi đền này chỉ cách nhau cây cầu Yên Lệnh nối hai bờ sông Lục Đầu) là nơi thờ thượng thân của ngài


Ngoài ra, Quan Lớn Đệ Tam còn được thờ vọng ở khá nhiều nơi: Đền Cửa Đông tại thành phố Lạng Sơn, Đền Lâm Du thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội và Đền Tam Kì thuộc thành phố Hải Phòng, đền Quan Lớn – Phủ Dầy……


Ngày tiệc của Quan Bơ Phủ là ngày 24/6 âm lịch (tương truyền là ngày đản nhật giáng sinh của ông).


Vậy nên trong văn hát câu rằng:


“Đản hai tư tháng sáu xưng thần


Khắp Trung, Nam, Bắc muôn dân đảo cầu”


Khi ông về ngự đồng, khai quang chứng đàn mã sớ điệp, văn thường hát đoạn:


“Lòng thành thắp một chiện nhang


Tấu về Thoải Phủ các ban các toà


Thiên Đình, Thoải Phủ, Diêm La


Tấu về Thoải Phủ Vua Cha Động Đình


Vốn xưa là chúa Thủy Tinh…”


Ngoài ra để ca ngợi tài đức, công lao của ông, văn cũng hát:


“Giáp bạc bao phen rực lửa hồng


Xông pha trăm trận cũng như không


Ra tay cứu nước trừ nguy biến


Tiếng để ngàn thu với non sông


[…] Gươm thần ba thước tay ngang dọc


Tài dậy trời Tây, chí lấp bể Đông”


Hay khi nói về những cuộc dạo chơi khắp sơn thoải đại giang của ông, văn thường hát theo điệu dọc:


“Chiếc thuyền nan nổi dòng Xích Bích


Đua mái chèo du lịch bốn phương


Có phen tuần thú sông Thương


Trở ra tỉnh Bắc qua giang Lục Đầu


[…] Có phen chơi ngã ba Bạch Hạc


Bạn loan ngồi đàn hát vui chơi


Dạo xem phong cảnh mọi nơi


Qua hang Anh Vũ sang chơi nước người”


Và còn có một đoạn rất hay nói về tài phép của quan:


“Hoá tức thì lâu đài điện các


Dâng nước về Thuỷ Quốc một khi


Có phen lấy ngọc lưu ly


Đùng đùng dâng nước phép thì ai đang”


ST



Khám phá & Chia sẻ Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ và Đền Lảnh Giang tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Tìm hiểu về số lượng hạt trong vòng tay Phong Thủy

Mỗi một người đều có kích thước cổ tay khác nhau, việc lựa chọn vòng tay phong thủy vừa và phù hợp với bản thân là hết sức có ý nghĩa. Chọn đúng số hạt sẽ quyết định đến công dụng của vòng tay phong thủy. 


Vòng tay phong thủy đã có từ rất lâu, hàng nghìn năm trước khi đức Phật đi du hành, ngài đã truyền bá cho dân chúng biết về một chiếc vòng đeo trên tay, về ý nghĩa của chúng và vì sao mang chiếc vòng đó có thể mang lại bình an, hóa giải mọi đau khổ. Chiếc vòng trên tay Phật gọi là niệm châu, hay chuỗi hạt niệm Phật, hay chính là vòng tay phong thủy mà các bạn vẫn hàng ngày đeo trên tay.


Có thể nhận định rằng, những người thích đeo vòng tay phong thủy được cho là có “thiện căn”, có nhân duyên lớn với Phật từ vô thủy kiếp đến nay. Thường khi đi chùa, người dân thắp hương vẫn thường được nhà chùa tặng (hoặc bán để lấy tiền làm công đức) cho những chiếc vòng tay để lấy may, chính xuất phát từ câu truyện này.


Theo quan niệm Phật giáo


Khởi nguồn của vòng tay phong thủy có từ cách đây hàng nghìn năm, trong các sách Phật giáo có ghi chép về một sự tích lâu đời như sau:


“Trong lần đi qua nước Cao Ly (nay là Triều Tiên), Phật nói với vua Ba Lưu Ly rằng “nếu nhà vua muốn diệt phiền não, báo chướng, hãy xâu chuỗi tràng có 108 hạt và mang bên mình. Chuyên tâm niệm Phật khi dùng tay lần hạt. Sau này, thân tâm ắt không tán loạn, cõi lòng thanh tịnh, an lạc, chết đi được đầu sinh lên cõi Diệm Thiên thứ ba”.


Nhà vua nghe lời Phật thực hành một thời gian, thấy vô cùng hiệu nghiệm, cõi lòng vô cùng an lạc, bèn tạ ơn đức Phật và ban lệnh làm thêm một nghìn chuỗi hạt, ban cho lục thân quốc thích mỗi người một chiếc, khuyên bảo ngày ngày làm theo lời Phật dạy.”


Câu chuyện này được ghi chép trong Mộc hoạn tử kinh, đây chính là nguồn gốc xưa nhất của vòng tay phong thủy trong Phật giáo, vòng tay phong thủy được sử dụng ngày nay cũng bắt nguồn từ truyền thuyết đó.


Vậy tại sao chiếc vòng nhà vua mang bên mình lại có 108 hạt? Thực ra, số hạt này biểu hiện hàm ý rất thâm sâu, dựa vào các kinh điển, tổng cộng có tất cả 9 loại. Những hàm nghĩa này được kết hợp giữa số lượng hạt niệm châu với danh hiệu trong kinh điển. Bao gồm loại 1080 hạt, 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 36 hạt, 27 hạt, 21 hạt, 18 hạt, 14 hạt và có một loại dành cho người thường là loại không có số hạt nhất định, lấy kích thước cổ tay để xác định số hạt.


Nói tiếp đến loại vòng tay không có số hạt nhất định, trong sách nhà Phật có đoạn viết về người thích đeo loại vòng hạt này trên tay, rằng:


“Nếu như có người tay cầm chuỗi hạt này, không thể theo lệ niệm tụng danh hiệu Phật và Đà la ni, nhưng có thể cầm tay hoặc mang bên mình lúc đi, đứng, nằm, ngồi. Những lời được nói ra lúc thiện lúc ác, người này nếu như cầm chuỗi hạt trên tay, sẽ đắc công đức, nếu như niệm chư Phật, tụng chú, được phúc vô lượng”.


Qua đây chúng ta cũng thấy, dưới quan niệm của nhà Phật, vòng tay phong thủy thực ra không quy định số hạt.


Số hạt vòng tay phong thủy phạm vào chữ “Tử”


Có một số quan niệm về số lượng hạt vòng tay phong thủy gắn liền với vòng luân hồi “sinh, lão, bệnh, tử”, theo đó nếu đếm từ 1 đến 4 theo thứ tự sinh- lão- bệnh- tử và lặp lại thì số 5 sẽ đứng chữ sinh, số 6- 7- 8 sẽ lần lượt đứng vào chữ lão- bệnh- tử. Tương tự như vậy nếu vòng tay phong thủy có 16 hạt sẽ đứng chữ tử, 17 hạt sẽ đứng chữ sinh, 18 hạt sẽ đứng chữ lão và 19 hạt sẽ đứng chữ bệnh.


Có quan niệm lại cho rằng, khi mua vòng tay phong thủy nên chọn số hạt vòng lẻ như 17 hạt, 19 hạt, 21 hạt…vì số lẻ thuộc tính dương sẽ mang đến những nguồn năng lượng tốt cho bạn.


Hai quan niệm trên, nếu tra cứu trong sách vở nhà Phật sẽ thấy đây là những kiến giải hoàn toàn sai lầm. Còn nếu xét về mặt khoa học phong thủy, những quan niệm này cũng hoàn toàn không có căn cứ. Khi hỏi các bậc thầy về phong thủy, họ cũng phủ nhận quan niệm này và cho rằng đây chỉ là những quan điểm truyền miệng, không được xác thực.


Qua đây, hy vọng các bạn sẽ an tâm khi lựa chọn cho mình một chiếc vòng phong thủy đẹp, không quan trọng số hạt, bởi vì khi bạn đeo chiếc vòng này trên tay, bạn đã là con của Phật rồi.



Khám phá & Chia sẻ Tìm hiểu về số lượng hạt trong vòng tay Phong Thủy tại Ngôi nhà Tâm Linh

Học Thuyết Ngũ hành trong phong thủy

Theo phong thủy Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - gọi là ngũ hành. Học Thuyết Ngũ Hành diễn giải mối tương tác và quan hệ của vạn vật qua hai nguyên lỹ cơ bản là Tương Sinh và Tương Khắc.



Từ khi hình thành và sinh ra cho tới khi trường thành và thoái hóa, mọi thứ đều xoay vần xung quanh những thay đối của âm dương.


* Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.


* Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.


Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục, bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.


Sự tương tác của ngũ hành tạo ra vạn vật tồn trại trên trời, dưới đất và trong mỗi con người. Mỗi hành có một đặc tính riêng về khí, và do đó, tương tác với các hành khác theo những cách khác nhau. Hỏa khí sinh nhiệt, thố khí cố kết lại với nhau, kim khí co cụm lại, thủy khí rơi xuống, mộc khí vươn lên. Phương thức tương tác cùa ngũ hành quyết định sự cân bằng của khí trong tự nhiên, trong không gian sống và làm việc, và trong chính cơ thế chúng ta.


Nguyên lý ngũ hành là xương sống cùa phong thủy.


Với mối quan tâm sâu sắc, người xưa đã quan sát, theo dõi, so sánh, đối chiếu những điều xảy ra trong tự nhiên với cái hiển hiện trong cơ thể và cuộc sống của chúng ta. Những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được qua thời gian đã được khái quát thành nguyên lý ngũ hành. Dựa trên sự chấp nhận cách vận hành cùa thế giới, nguyên lý ngũ hành đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.


Ngũ hành Tương sinh:


Ngũ hành tương sinh, như trong hình dưới đây, là cơ chế của cân bằng và sáng tạo. Mỗi hành sản sinh, hoặc tăng cường cho hành kế tiếp sau nó. Quan hệ tương sinh trong ngũ hành được so sánh với quan hệ “mẹ – con”. Mỗi hành là “con” của hành sinh ra nó và là “mẹ” của hành mà nó sinh ra



Như các bạn đã thấy, mồi hành tuân theo một sự tiến triển tự nhiên – một chuỗi thay đổi tạo ra sự cân bằng và hài hòa. Trên lý thuyết, điều này có vẻ logic và dễ hiểu. Nhưng chúng ta thường phán ứng rất khác khi gặp phải. Ví dụ, một đám cháy bụi cây ngoài vòng kiểm soát suýt thiêu rụi ngôi nhà của chúng ta. Chúng ta phải hiểu rằng, thực chất, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Mưa rào sản sinh ra nhiêu cây xanh xum xuê, rồi cây chết khô, gây ra cháy lớn. Hãy nghĩ tới điều này khi bạn muốn mua một nhà nghỉ trên núi hay ven bờ biến.


Ngũ hành tương khắc:


Ngũ hành tương khắc, được thể hiện trong hình dưới đây, vận hành theo cách thức hành này áp chế hành kia. Đó là sự mất cân bằng. Vòng tương khắc đưa các khí đã suy yếu và kiệt sức vào vận động, khiến môi trường trì trệ, dân đến bệnh tật và các ảnh hưởng ngoài ý muốn khác



Vòng tương khắc mô tả một trận chiến giữa các khí đối nghịch. Mặt tích cực là hành khẳc của một khí giữ khí đó trong vòng kiểm soát. Mặt tiêu cực là các hành khắc tạo ra một sự xung đột không ngừng. Trong vòng tương khắc, các hành kiếm soát hay áp chế lẫn nhau. Sự bất hòa và xáo trộn thay thế cho sự hài hòa và trật tự.


Ngũ hành chế hóa:



Như minh họa trong hình bên trên, quy luật ngũ hành chế hóa nói về việc làm giảm sức mạnh của hành khắc chế và phục hồi lại sự cân bằng (tương sinh) của các hành có liên quan. Trong phong thủy, thường quy luật chế hóa được dùng để hóa giải khí tiêu cực hay khí khắc chế. Quy luật chế hóa bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc và được thế hiện bằng đường đứt nét chạy ngược chiều kim đồng hồ.


Nhưng một hành chế hóa (khử bớt) sẽ hóa giải khí áp chế như thế nào? Hãy xem xét một ví dụ. Nếu thủy khắc hỏa, thì theo bạn nên giảm sức mạnh của thủy như thế nào? Bạn sẽ thêm thổ, kim hay mộc? Nếu câu trả lời là thổ, xin hãy nghĩ lại. Đúng là đất sẽ áp chế sức mạnh của nước (tương khắc), nhưng nó cũng dập bớt lửa (quy luật chế hóa). Khi ấy thố trở nên quá mạnh so với thủy và hỏa. Còn nếu bạn cho là dùng kim đễ giảm bớt sức mạnh của thủy thì cũng không đúng. Kim sinh thủy (tương sinh), nếu làm thế thì bạn sẽ gia tăng thêm sức mạnh của thủy. Câu trả lời đúng ở đây là phải dùng mộc. Cây vừa hấp thụ bớt nước (quy luật chế hóa) vừa cấp thêm nhiên liệu (tương sinh) cho lửa (đang có nguy cơ bị nước làm cho tàn lụi). Như vậy, nếu thêm mộc, trật tự tự nhiên của khí được phục hồi.


Nhìn chung, trong quan hệ tương sinh thì không cần biện pháp hóa giải. Nếu một hành khắc chế hành khác, thì hành chế hóa sẽ được sử dụng để làm cho mối quan hệ giữa ba hành trở thành tương sinh. Xin nhớ, quy luật chế hóa tạo ra sự cân bằng, khôi phục lại vòng tương sinh của khí mà không tạo ra bất kỳ hiệu ứng phụ nào



Khám phá & Chia sẻ Học Thuyết Ngũ hành trong phong thủy tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thiềm Thừ ( Cóc Ba Chân - Cóc Tài Lộc) và ý nghĩa của nó trong Phong Thủy

Cóc 3 chân còn gọi là thiềm thừ. Đây là một linh vật phong thủy rất được ưu chuộng để cầu tài lộc.


Cóc 3 chân ngậm tiền (ngậm đồng xu) hay còn được gọi là cóc tài lộc hay thiềm thừ là một trong những vật phẩm phong thủy có tác dụng chiêu tài, mang lại sự may mắn, giàu có, thịnh vượng.


Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc, mang một đồng xu trên miệng và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ. Thông thường tượng này gồm một con cóc ba chân ngồi trên giá tài lộc là một đống tiền, miệng ngậm một đồng xu, hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ.


Trên đầu cóc có hình Lưỡng nghi "hình tròn”, phía bên trong hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau. Còn phía trên lưng cóc có những nốt sần gọi là chòm sao Đại Hùng.


Thiềm Thừ chỉ đứng sau Tỳ Hưu về độ phổ biến. Hiện nay rất nhiều người sử dụng tượng cóc ba chân trong nhà, cửa hàng cửa hiệu nhằm mục đích hút tài lộc. Đây là một trong những vật phẩm phong thủy chiêu tài tốt nhất mang lại điềm lành về tài lộc cho gia chủ.


Truyền thuyết về Thiềm Thừ


Truyền thuyết kể rằng, cóc 3 chân vốn là yêu tinh xấu được thu phục, cải tà quy chính và tỏa đi muôn nơi giúp đỡ người nghèo bằng cách nhả tiền cho họ. Được tiên ông Lưu Hải thu phục, theo tiên ông Lưu Hải để tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền giúp đỡ mọi người, để thể hiện sự phục thiện, sự cải tà quy chánh với tiên ông Lưu Hải.


Vì thế vào những đêm trăng tròn con vật này ở gần nhà ai thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Từ đó nó được tôn xưng là con vật quý, biểu tượng vượng tài, sung túc.


Ý nghĩa về Phong Thủy của Thiềm Thừ


Trong phong thủy Cóc ba chân là biểu tượng rất may mắn vì nó có thể đem lại tài lộc cho gia chủ. Hình ảnh cóc ba chân ngậm tiền xu trong miệng tượng trưng cho việc cóc rước tài lộc vào nhà và được gọi là thiềm thừ. Do đó, mọi người hay dùng đón Cóc tài lộc để chiêu tài, chuyển hung hóa cát trong phong thủy nhà cửa, hoặc để tặng cho bà con bạn bè thân hữu khi có dịp hỷ sự.


Trong truyền thuyết, cóc ngậm tiền được mô tả là có thể "phun ra của cải" và chỉ sống ở những nơi có sự giàu có. Nó rất nhạy cảm với các "mùi" của sự giàu có. "Thực phẩm" chủ yếu của nó bao gồm vàng, bạc, đá quý. Vì thế, ý nghĩa của con cóc trong phong thủy mà dân gian tin rằng nó xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó sẽ có nhiều vàng bạc, trở nên giàu có.


Cách khai quang, điểm nhãn cho Thiềm Thừ


Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có một mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi "phù hộ" cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.


1. Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.


2. Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.


3. Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.


4. Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.


5. Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.


6. Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.


Những điều nên làm và đại kỵ khi đặt Thiềm Thừ


* Những điều nên làm:


Nên đặt Cóc Thiềm Thừ hướng mặt vào trong nhà.


Nên đặt Cóc Thiềm Thừ ở góc đối diện chéo với cửa chính. Nếu đặt ở cửa hàng thì có thể đặt trên bàn thu ngân (hướng vào phía trong). Điều quan trọng là đặt Cóc luôn hướng vào phía trong cửa hàng là được. Tại bàn làm việc, có thể đặt cóc xoay một chút về phía mình.


* Những điều đại kỵ:


Đại kỵ khi đặt thiềm thừ quay đầu ra ngoài


Người Việt chúng ta hay trưng bày Cóc vàng phong thủy trên trang thờ Thổ Địa, Thần Tài miệng ngậm đồng tiền cổ quay ra ngoài, tối cho quay đầu vào trong nhà. Với lý luận là ban ngày quay đầu ra ngoài để đi kiếm tài lộc, tối quay đầu vào trong nhà để đem tài lộc vào nhà.


Thực ra những con vật linh thiêng trong phong thủy, nguồn gốc là của người Hoa, là phong tục tập quán lâu đời của người dân xứ sở này. Vì vậy chúng ta cần phải theo những trải nghiệm của họ trong việc sử dụng các linh vật phong thủy linh thiêng này vào phong thủy nhà cửa sao cho có hiệu quả tác dụng nhất và tránh phản tác dụng.


Trong đó việc an vị Cóc vàng phong thủy ở vị trí nào trong nhà cho có hiệu quả, thì chúng ta đã biết như ở trên, cách tốt nhất là tại hai góc của cửa chính trong phòng khách và đầu của Cóc vàng phong thủy ngậm tiền cổ luôn quay vào trong nhà, như thể Cóc vàng phong thủy đang nhảy vào nhà để mang của cải tài lộc vào nhà cho gia chủ.


Tương tự như vậy chúng ta đặt Cóc vàng phong thủy ở cửa hàng, ở công ty nhưng phải nhớ đầu của Cóc vàng phong thủy ngậm tiền quay vào phía trong cửa hàng hoặc công ty. Cũng có thể đặt Cóc vàng phong thủy bên dưới gầm bàn, gầm ghế hoặc trong tủ nhưng đầu Cóc vàng phong thủy phải quay vào trong. Đại kỵ quay đầu ra ngoài vì gia chủ sẽ hao tổn tài lộc, như vậy, Cóc vàng phong thủy thay vì mang tài lộc vào trong nhà cho gia chủ, thì ngược lại mang tài lộc của gia chủ tiêu tan hết ra ngoài.


Nếu chúng ta không làm theo cách truyền thống như người Hoa, thì ít ra ta đặt Cóc vàng phong thủy tại hai góc trước của trang thờ Thổ Địa – Thần Tài cũng được, nhưng chú ý là đồng tiền của hai Cóc vàng phong thủy này phải quay vào phía trong trang thờ Thổ Địa – Thần Tài. Điều này còn thể hiện Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo của gia chủ, Thần tài là vị thần của cải tài lộc, chiêu tài tác lộc cho gia chủ, còn được Cóc vàng phong thủy tác động thêm là mang tài lộc vào trong nhà cho gia chủ nữa, như vậy là hợp lý và có thể chấp nhận được.


Những kiêng kỵ khi bài trí hình tượng cóc tài lộc


Bạn cũng không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những nơi này, thay vì mang tài lộc đến, cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà. Ngoài ra, cũng không nên bài trí cóc ba chân trong phòng ngủ.


Bạn có thể bài trí cóc ba chân ở nhiều nơi trong nhà. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất để đặt cóc ba chân là góc đối diện chéo với cửa chính. Khi bài trí, nên chú ý để cóc ở tư thế hướng vào trong nhà. Bạn cũng có thể đặt cóc ở phía dưới gầm bàn hoặc trong tủ…


Tóm lại những điều không nên đối với cóc phong thuỷ


Không nên đặt Cóc Thiềm Thừ trong nhà vệ sinh, phòng tắm, phía ngoài căn nhà.


Không nên đặt đối diện cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi.


Không nên tạo phủ vải hoặc mang bất kỳ thứ gì phủ lên trên mắt Thiềm thừ.


Không nên đặt quá 9 con Cóc trong nhà.


Chọn Thiềm Thừ bằng đá thiên nhiên, bột đá, đồng hay gỗ ... ?


Theo Huyền Không Phi Tinh, hiện chúng ta đang sống ở Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát Bạch (hành Thổ) từ năm 2004 – đến năm 2023 (chu kỳ 20 năm), vì vậy chất liệu tạo nên Cóc vàng phong thủy bằng đá là tốt nhất, vì đá thuộc hành Thổ, ở trong Vận 8 được “Tương Vượng” , nhưng phải là đá thiên nhiên chứ không phải là bột đá, lý do là đá thiên nhiên đã hấp thụ nắng mưa, nóng lạnh, ngày đêm, đã hấp thụ linh khí của trời đất qua hàng triệu năm kể từ khi đá xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, như vậy khi tạo thiềm thừ phong thủy, thì hình tượng sẽ mang nhiều linh khí tích tụ, thì linh vật sẽ linh thiêng hơn.


Bột đá là đá đã được nghiền nát và trộn với các hợp chất đặc biệt, và cho vào khuôn đúc, để sản xuất theo công nghệ thay vì thủ công, vì như vậy hàng loạt hình tượng sẽ giống nhau, rất đẹp và sản xuất ra hàng loạt nhiều hơn và giá thành rẻ hơn kiểu sản xuất thủ công nhưng linh khí của Cóc vàng phong thủy bột đá này sẽ rất ít, vì đá thiên nhiên đã bị nghiền nát, đã phá vỡ linh khí tích tụ qua hàng triệu năm, chỉ còn lại ít linh khí mà thôi.


Cóc vàng phong thủy được đúc bằng đồng, thuộc hành Kim, trong Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ) này thì được “tương sinh” , vì Thổ sinh Kim. Cũng giống như Cóc vàng phong thủy bột đá, linh khí của Cóc vàng phong thủy bằng đồng không đầy đủ bằng linh khí của Cóc vàng phong thủy đá tự nhiên, vì đồng đã bị nung chảy cho vào khuôn đúc.


Hơn nữa khi đến Hạ Nguyên Vận 9 thuộc Cửu tử (hành Hỏa), từc từ năm 2024 – 2043 (chu kỳ 20 năm). Mà Hỏa thì khắc Kim, nên vật liệu bằng đồng (hành Kim) đến đầu Hạ Nguyên Vận 9, tức năm 2024 thì Thiềm Thừ bằng đồng người ta sẽ không sử dụng. Thay vào đó người ta sử dụng Cóc vàng phong thủy bằng đá thiên nhiên để có thời gian lâu dài, và ở Hạ Nguyên Vận 9 thì được “tương sinh” , vì Hỏa sinh Thổ. Và hơn nữa đá thiên nhiên thuộc hành Thổ, còn giữ trọn vẹn linh khí của Trời Đất qua hàng triệu năm, và được sử dụng cả vào Hạ Nguyên Vận 8 và Vận 9 (từ năm 2024 – đến 2043), được “tương vượng và tương sinh” rất phù hợp vì vậy việc sử dụng linh vật phong thủy bằng đá thiên nhiên là sự lựa chọn tối ưu nhất.


Ngoài ra cóc phong thuỷ còn được làm bằng gỗ mạ vàng, vì làm bằng gỗ nên cũng được điêu khắc tinh xảo không kém so với đá thiên nhiên, bột đá hay đồng... đặc biệt phù hợp với bạn nào sinh mệnh hỏa.



Khám phá & Chia sẻ Thiềm Thừ ( Cóc Ba Chân - Cóc Tài Lộc) và ý nghĩa của nó trong Phong Thủy tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Tại sao phải Trả nợ Tào Quan ?

Nhiều người biết đến việc trả nợ tào quan nhưng lại không hiểu được nguồn gốc của việc này là như thế nào. Tào quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ. Trả nợ tào quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ.


Tiền Tào Quan sau khi trả xong rồi cũng không hoàn toàn có nghĩa là người đã trả nợ sẽ hanh thông trong công việc buôn bán kinh doanh, tiền bạc khởi sắc, có thể làm giàu. Đây còn phụ thuộc nghiệp quả tiền kiếp. Nếu trong tiền kiếp là kẻ ác độc, bất lương, trộm cắp, giết người…. thì vẫn phải nhận lãnh cái nghiệp đó phải trả.


Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ tào quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ. Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài ” Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”. Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy) những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt.


Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở (Kinh) và tiền ( tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv. Số tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như quy định ở Lục Thập Hoa Giáp ( áp dụng cho cả nam và nữ ). Ở đây nói thêm rằng : Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Chẳng hạn những học sinh độ tuổi 9 tuổi thì học lớp 4, 10 tuổi học lớp 5 ….Mỗi lớp có sách vở học tập khác nhau, tiền đóng học hành chi phí xây dựng trường lớp cũng khác nhau.


Nếu việc tu tập của vong linh nếu có sự tiến bộ, thành tựu, đắc quả, thì vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên coi như được xóa nợ.


Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm, thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Ở kiếp người thì số kinh phí được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan.


Nhưng cũng tùy trường hợp nợ phải trả và không phải trả.


Ví dụ :


– Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan.


– Người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường hợp khác, đều phải trả nợ vì tu tập không thành. Với những người này nếu không trả nợ Tào Quan thì thường bị hao tài tốn của, công danh bất thành, làm việc gì liên quan đến tiền bạc cũng bị thất bát, thâm hụt…


Người kiếp này (hiện tại) nợ Tào Quan mà không trả sẽ xảy ra hai trường hợp:


1. Sau khi chết: vong tiếp tục được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập đắc thành quả, được lên cõi cao hơn thì nợ Tào Quan được xóa.


2. Sau khi chết: vong được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc. Nếu tu tập không xong do nghiệp quả quá nặng mà phải quay lại cõi Nhân tái sanh làm người, thì do nợ Tào Quan quá nhiều, cộng với nghiệp quả đó nên sẽ phải bị phá sản, nhà tan, nghiệp đổ.



Khám phá & Chia sẻ Tại sao phải Trả nợ Tào Quan ? tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Nguyên Phi Ỷ Lan (Công Chúa Ngọc Hân) và sự tích đền Gềnh, Gia Lâm

Công Chúa Ngọc Hân là con gái của Vua Lê Hiển Tông. Nàng từ nhỏ đã nổi tiếng xinh đẹp và đủ tài cầm kỳ thi họa.


Đền Ghềnh Gia Lâm được gắn với số phân bi thương của Công Chúa Ngọc Hân – Một phụ nữ nổi tiếng là xinh đẹp; đủ tài xuất chúng về Cầm kỳ; thi họa. Bất chấp sắc lệnh cấm thờ phụng của nhà Nguyễn; hơn 200 năm nay nhân dân đã bí mật thờ Công Chúa tại đền này dưới danh nghĩa Mẫu Thoải.


Sự tích:


Công chúa được coi là một nữ thi sĩ tài sắc của nền văn chương cổ Việt Nam. Năm 16 tuổi (năm 1786); nàng được vua cha gả cho Thủ lĩnh Nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ.


Ba năm sau; Công chúa được Quang Trung phong Bắc Cung Hoàng Hậu. Sáu năm sau; Quang Trung đột ngột ra đi trong nước mắt xót thương khóc chồng của bà. Thời gian này bà đã để lại cho đời hai áng văn bất hủ làm lay động mọi con tim: Văn tế Quang Trung và Ai Tư Vãn.


Có tài liệu cho rằng năm 1801; khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân đã lùng bắt và giết bà và hai con. Có tài liệu cho rằng bà mất vị khóc thương chồng quá nhiều. Sau đó ít lâu hai con cũng mất.


Năm 1804; Mẫu thân Nguyễn Thị Huyền đã lặn lội vào Phú Xuân; bí mật đưa hài cốt Ngọc hân và hai cháu về an táng tại Ninh Hiệp; Gia Lâm và lập miếu thờ tại đó.


Tuy nhiên; do thâm thù của nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn nên việc lập miếu thờ vợ Quang Trung là trọng tội. Sau khi triều đình nhà Nguyễn biết đã trị tội quan sau sở tại và người coi miếu và quật mò mẹ con bà và đổ hài cốt xuống sông Hồng ở làng Ái Mộ.


Tương truyền hôm thi hành lệnh khắc nghiệt này; thuyền quan quân đang xuôi sông Hồng; bỗng nổi con bão lớn; Đến đoạn thuộc làng Ái Mộ; sông hồng cuộn sóng như thác ghềnh; thuyền không vượt được phải dạt vào bờ vội vã ném hài cốt cho xong


Thương xót một bậc tài hoa bạc mệnh; người dân Ái Mộ đã lập đền ngay bên dòng sông nơi hài cốt của bà và hai con bị đổ bỏ. Do vì bị cấm đoán nhân dân đã bí mật thờ bà với cái vỏ thờ Mẫu Thoải.


Một năm lũ lớn bãi sông bị lở; miếu thờ và cây đa bị cuốn trôi mất cả. Nhưng lòng người dẫn ngưỡng mộ công chúa Ngọc Hân không hề mất .


Trải qua nhiều năm biết bao biến đổi dầu dãi nắng mưa lại một lần giặc đốt phát( 1878 ) . Đền Ghềnh đã được họ Đặng và nhiều nơi nối nhau chăm việc đèn nhang; và ra sức trung tu tôn tạo nên đền to phủ lớn thỏa lòng bà con trong vùng và khách thập phương quanh năm lễ bái .


Trong cung còn lưu đôi câu đối ca ngợi Lê Ngọc Hân:


Sơn nhạc chung linh; Lê thị chí kim lưu tự điển


Phong vân trường lộ; Nhĩ Hà dĩ bắc ngật sùng từ


Dịch nghĩa:


Núi Nhạc linh thiêng; gương bà họ Lê truyền ghi sử sách.


Sóng gió lặng yên; đền dựng to cao đẹp bến sông Hồng.


Trải bao phen binh lửa; can qua; đền Ghềnh vẫn được con cháu cụ Ðặng Thị Bản trông nom và dân làng gìn giữ đến ngày nay. Như vậy; Đền Ghềnh thực chất là nơi thờ Công Chúa Ngọc Hân – vợ Vua Quang Trung – Một người phụ nữ xinh đẹp; đủ tài; đa trí; cầm kỳ thi họa và mẹ và hai con của Bà.


Nguồn: Lê Hồng Thái & hatvan



Khám phá & Chia sẻ Nguyên Phi Ỷ Lan (Công Chúa Ngọc Hân) và sự tích đền Gềnh, Gia Lâm tại Ngôi nhà Tâm Linh

Đạo phật Quan niệm Cái chết như thế nào ?

Cái chết luôn mang lại cho con người những tâm trạng khác nhau, đó có thể là lo âu, sợ hãi, day dứt, nhưng chỉ biết chắc rằng trước khi có chết thì cần phải có sự sống cái đã. Và nói cho cùng thì phạm trù chết – sống cũng chỉ là hai mặt của vấn đề, mà nếu như như con người thiếu đi cái nhìn toàn diện, chỉ nhìn một vấn đề thì hẳn là thiếu sót.


Mỗi con người nếu coi cái chết là vô thường sẽ có được đời sống bớt khổ đau


Phật giáo quan niệm ra sao về cái chết ?


Trên dòng đời, chết cũng chỉ như một biến cố, như việc bạn đnag đi trên đường mà vấp ngã vậy. Phật giáo cho rằng cái chết chỉ như một sự nối tiếp và chuyển động bất tận, chỉ là một sự bắt đầu chứ không phải chấm dứt. Chính vì thế mà Đức Phật luôn muốn hướng con người đến suy nghĩ coi chết là sự vô thường, thì sẽ không bị những cảm xúc của nó chi phối.


Cái chết theo quan niệm phật giáo thì nó không phải sự đối nghịch với sự sống mà chỉ là ngược chiều của sự sinh. Nếu như sự sống là xuôi dòng thì chết là ngược dòng. Nó làm thành một chu kỳ ngược xuôi bất tận. Nhưng suy nghĩ cho cùng chết hay của con người hay những chúng sinh khác đều phụ thuộc vào sự xoay vòng của vũ trụ.


Chết là sự tan biến của những gì đã được hợp thành, là quá trình mà ngày từ khi được kết hợp từ cha và mẹ, nó đã hiện hữu, chỉ là bao giờ nó xảy ra. Nói như vậy để mỗi người có những hình dung đúng đắn về chết, đón nhận nó với tâm thế bình thường nhất. Chứ dừng để cái cảm xúc đau thương, sầu muộn làm chết đi tâm hồn mình.


Vì sau chúng ta hoảng loạn trước cái chết?


Con người ai cũng sẽ có tâm lý lo sợ, hoảng loạn khi chết cận kề mình, hay đau khổ, sầu não khi chứng kiến người thân mình mất đi. Vì sao lại như vậy? chỉ có thể trả lời rằng vì họ không thể xem chết là vô thường, là vì tâm lý sống xa rời thực tế nên khi chết tìm đến thì trở tay không kịp.


Không nghiễm nhiên mà Phật dạy mỗi người nên chuẩn bị cho cái chết của chính mình. Con người ta đâu ai muốn chết, nên họ đâu có lo cho cái chết của mình. Vì thế nên nó ập đến họ cho rằng đó là sóng gió, giông bão cuộc đời, là sự bất công của cuộc đời đối với họ. Rồi từ đó tâm thế bất an, chán trường và không còn nghị lực bước tiếp trên cuộc đời đang dang dở. Ấy vậy nên mỗi người hãy luôn có được cái nhìn đúng đắn về chết, nên biết mình cần làm gì cho mình và người đã mất để cả hai thế giới đều được thanh thản, yên vui.



Khám phá & Chia sẻ Đạo phật Quan niệm Cái chết như thế nào ? tại Ngôi nhà Tâm Linh

Phật Từ Bi, Thánh Một Ly Cũng Chấp là như thế nào ?

Câu nói “ Phật Từ Bi , Thánh 1 ly cũng chấp có ý nghĩa rất sâu sắc”, từ sự chấp công bằng giữa NHÂN và QUẢ của nhà ngài, đã hướng con người tới CHÂN – THIỆN – MỸ, chúng ta tu nhân tích đức thì sẽ nhận lại những quả ngọt cho ta và hậu thế “Người làm ác thì bị quả báo ác, người làm thiện sẽ nhận được điều tốt lành” (Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai).


Là thanh đồng ai cũng biết câu nói ” Phật từ bi, thánh 1 ly cũng chấp ”, giải thích về ý nghĩa nội dung này có quan điểm cho rằng Đức Phật, Các Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là những bậc giác ngộ đã nằm ngoài sinh tử luân hồi, nằm ngoài lục đạo, không còn tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, vì vậy “ Phật từ bi ”.


Còn các Thánh các Mẫu mà các Thanh đồng vẫn hầu đó là những anh hùng dân tộc, sau khi thác thì được tín ngưỡng dân gian thờ phụng, hoặc là các vị thánh trong truyền thuyết hiển linh để cứu nhân độ thế. Các vị Thánh này vốn dĩ vẫn ở trong luân hồi lục đạo, nên mới nói “ Phật từ bi Thánh một ly cũng chấp là vì thế ”.


Hiểu như vậy chưa chính xác, bởi các lẽ: Trong Thánh tích về cuộc chiến Sòng Sơn Thánh Mẫu Liễu hạnh được Phật cứu, từ đó ngài quy thuận theo Phật, đắc quả vị Bồ tát, vậy ngài cũng “ Thánh 1 ly cũng chấp” ?. Nếu cho là Thánh 1 ly cũng chấp, vậy ta biện đủ lễ rồi ko còn gì để chấp nữa, tại sao khổ vẫn hoàn khổ, nếu cứ lễ nọ lễ kia cho đủ bộ rồi cầu được ước thấy thì không bao giờ có các bạn ạ.


Vậy hiểu đúng câu “ Phật Từ Bi, Thánh 1 ly cũng chấp” chấp ở đây là chấp gì, chấp không phải đơn thuần là chấp lễ, chấp bái, mà chấp ở đây là : CHẤP TÂM, chấp tâm là nhà ngài đưa ra những khó khăn để thử thách con đồng, có những trường hợp trước khi mở phủ con đồng “sạch sành sanh”, đó là lúc nhà ngài thử tâm xem con đồng xoay sở ngân xuyến thế nào để nhất tâm bắc ghế hầu cha hầu mẹ, nếu vượt qua được thử thách là bạn đã vượt qua được bài chấp TÂM rồi đấy.


“ Phật Từ Bi, Thánh một ly cũng chấp” chữ CHẤP ở đây còn bao hàm ý nghĩa nhà ngài tựa như cán cân công lý, cân nhắc xem xét giữa công và tội, giữa những gì ta gieo nhân và công đức tu tập ở đời này, kiếp này để quyết định ta có được như những gì ta cầu không.


Như vậy, chữ CHẤP của nhà Thánh là cái Chấp CÔNG BẰNG, chứ ko phải là cái chấp sân, si, chấp công bằng đó chính là ý nghĩa thực sự của “1 ly cũng chấp”.


Có câu: “Nhất nhật hành thiện, phước tuy vị chí họa tự viễn hỉ, nhất nhật hành ác, họa tuy vị chí phước tự viễn hỉ “, nghĩa là “Một ngày làm lành phước tuy chưa đến, mà tai họa đã lánh xa, một ngày làm dữ tai họa tuy chưa đến mà phước đã lánh xa”.


Đức Phật từ bi dạy: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe chân vật kéo; Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng không rời hình” (Kinh Pháp Cú). Mười phương ba đời chư Phật thành tựu cũng từ nhân quả.


Thanh Lam



Khám phá & Chia sẻ Phật Từ Bi, Thánh Một Ly Cũng Chấp là như thế nào ? tại Ngôi nhà Tâm Linh

Những điều cần làm khi về nhà mới

Nhà đã lâu không có người ở, nhà mới thường mang lại cảm giác lạnh lẽo, âm u cho người ghé thăm, người ở cho dù đó là nhà mặt phố, căn hộ chung cư hay cả biệt thự rộng rãi với khuôn viên cây cảnh xung quanh.


Với ngôi nhà mới hay nhà để trống đã lâu, trước khi thuê hay mua và sử dụng, việc xua đi tà khí, tận dụng trọn vẹn khí tốt cho gia chủ là điều vô cùng quan trọng.



Do vậy, trước khi dọn đến nhà mới, người sử dụng cần phải biết cách cải tạo căn nhà để luồng khí âm u ấy không ảnh hưởng đến mình và gia đình.


4 điều đại kỵ khi chuyển nhà mới


– Chọn ngày: Nhà quay hướng nào thì thuộc hành đó (hướng nhà là hướng cửa chính quay ra) nên cần tránh những ngày thuộc hành khắc với hành của hướng nhà. Chẳng hạn: nhà hướng Nam thuộc hành Hỏa nên kỵ ngày Thủy vượng. Những ngày hành Thủy là: Thân, Tí, Thìn.


– Tránh ngày xung với bản mệnh: Những ngày mà thiên can hoặc địa chi xung với tuổi của gia chủ thì không nên chuyển nhà. Chẳng hạn, người tuổi Qúy Tỵ thì tránh chuyển nhà ngày Qúy Tỵ, Qúy Hợi, Kỷ Tỵ, Kỷ Howuj, Đinh Tỵ, Đinh Hợi vì đó là 6 ngày trực xung với tuổi. Nói cho rõ hơn thì can Quý thuộc hành Thủy còn can Đinh hành Hỏa khắc nhau, can Kỷ hành Thổ khắc hành Thủy cho nên tránh. Còn tránh ngày Quý Tỵ vì ngày đó có thiên can địa chi trùng với can chi của tuổi.


Đại kỵ chuyển nhà vào tháng 3, tháng 7: Tháng 3 có tiết Thanh minh, tháng 7 có tiết Vu lan có liên quan đến người chết. Nếu chuyển nhà vào những thời điểm này dễ làm kinh động đến vong linh nên không tốt.


– Đại kỵ ngày Tam nương, sát chủ: Việc chuyển nhà mới được xem là có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và tài vận của gia chủ cho nên phải chọn những ngày tốt. Thông thường ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là tốt. Tuy nhiên phải lưu ý thêm một đặc điểm là loại trừ các ngày hoàng đạo trùng với ngày có sao xấu chiếu.


Nếu ngày hoàng đạo lại trùng với các ngày Tam Nương (gồm: 3, 7, 13, 18, 22, 27) hoặc 5, 14, 23 (Dương công kỵ nhật) hay ngày sát chủ, Thiên tai, Địa họa thì không nên chọn vì những ngày đó kỵ việc xuất hành.


Một số lưu ý người ở mới cần làm để xua đi tà khí, khí xấu:


Đốt nến



Trước hết, bạn cần đốt một cây nến, đặt ở góc Đông Nam trong nhà và theo dõi ánh lửa. Đương nhiên, khi ấy, người dùng phải khép kín cửa, tránh gió lùa để dễ dàng theo dõi hướng cháy cửa lửa. Nếu nhà để quá lâu, độ ẩm cao và nhiều nấm mốc, khí xấu, độc hại thì ánh lửa sẽ lập lòe chứ không cháy đứng ngọn. Đốt nến sẽ giúp xác định tình trạng của ngôi nhà cũng như kiểm soát được khí lưu trong nhà.


Xông nhà


Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên, vừa để thấy rõ hiện trạng hư hại (nếu có) vừa tăng nhiệt khí, dương khí. Nếu nhà chưa có điện, hay bị cắt điện đã lâu, hãy nhóm bếp than rồi đem một chậu cây xanh đặt vào hướng Nam hay hướng Đông trong nhà để tăng cường dương khí.


Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Thuốc xông là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm. Sau khi mua về, bạn đốt vào cái siêu hoặc nồi đất để khói bay ra khắp nhà. Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.


Treo chuông gió


Khi dương khí đã vượng, hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi. Phong linh là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hoặc cửa sổ. Bạn hãy chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm thanh lớn, ứng với cung Thương của ngũ âm cổ. Theo phong thủy, loại chuông gió này thuộc hành Kim, mang ý nghĩa tiền tài theo gió vào nhà.



Cung Thương trong âm nhạc cổ xưa ứng với nốt sol trong âm nhạc thất âm Tây phương hiện đại. Khi nghe âm điệu này, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.


Đồng thời người xưa cũng quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua tà ma dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa.


Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý, phong linh là con dao hai lưỡi. Nếu khí xung quanh hay bản thân căn nhà là khí xấu, phong linh sẽ làm chúng phát tán khắp nơi, ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Vì vậy, người dùng nên tính toán cẩn thận để có được kết quả tốt nhất.


Trấn nhà


Trước đây, khi nhà còn xây trên nền đất, lúc dọn vào nhà mới người ta thường lấy các mẩu vàng găm (đá khoa học phong thủy) nhỏ, hoặc 8 đồng xu chôn ở 4 góc nhà, với ngụ ý tiền tài vào tứ phương, đồng thời xua đi tà khí trấn nhà để được cát tường. Ngày nay, việc đó được gia chủ làm trước lúc lát gạch cho sàn nhà.


Nếu có điều kiện, hãy thay vàng găm bằng thạch anh trắng, cũng có ý nghĩa như vậy, nhưng công năng của thạch anh cao hơn, vì từ tính của nó thuộc loại mạnh nhất và ổn định nhất. Dùng thạch anh trong nhà sẽ giúp ổn định từ trường, điều tiết chướng khí, mang lại sự ổn định và tài lộc cho gia chủ.


Nếu căn nhà bạn dọn đến không cần phải sửa lại sàn nhà hãy bỏ vàng găm và tiền xu vào một cái lọ nhỏ để trong góc nhà, hay góc cửa cũng mang ý nghĩa tài lộc tương tự. Ngoài ra, cũng có thể để vài mẩu vàng găm vào trong bát nhang địa tài, vì Thổ sinh Kim, sẽ mang lại tài lộc.


 

Khám phá & Chia sẻ Những điều cần làm khi về nhà mới tại Ngôi nhà Tâm Linh

Vong Hài Nhi Đỏ - Những sinh linh vô tội

Có thể nói, Khi mang thai được là niềm hạnh phúc rất lớn của các cặp vợ chồng. Nhưng vì một số lý do nào đó mà họ bắt buộc phải bỏ hài nhi ( VD: Trong quá trình mang thai bị cúm, sởi .v.v.v.)




[caption id="attachment_121" align="aligncenter" width="580"]Vong Thai Nhi Vong Thai Nhi[/caption]

Việc náo pha thai là một hành động hết sức tội lỗi. Bởi chúng ta đã phá hoại, hủy hoại một sinh linh. Khi thai nhi chết đi thường trở thành những oan hồn, mang trong lòng oán hận vì cha mẹ không cho con chào đời, tạo ra nhiều nghịch cảnh.


Người chết trong trạng thái nào thì vong sẽ tồn tại trong trạng thái đó, dù là hài nhi, bé đỏ hay thiếu nhi, thanh niên, người già…hình dạng đó cố định mãi theo thời gian, chỉ có tư tưởng, suy nghĩ của vong là thay đổi. Với thời gian 10 năm dương trần bằng 1 năm cõi âm, tư duy của vong linh luôn vận động và phát triển không ngừng.


Bởi vậy những người bị chết nát thây, nát chân tay hoặc đầu mặt, treo cổ tự tử…cơ thể biến dạng thảm hại trước khi chết thì thân nhân cần phải biết việc hoàn thân hoàn cốt cho vong linh là rất quan trọng, vì việc trả lại hình hài nguyên trạng ban đầu như khi chưa từng xảy ra tai họa lớn đối với vong linh khi hồn còn trên dương thế giúp ích rất lớn cho vong trong quá trình tồn tại trong âm giới, để tham gia tu học hoặc làm những việc cần thiết khác được kết quả.


Những người bị đau ốm nặng như ung thư, tật nguyền, người uống thuốc độc tự tử…sau khi mất đi thân nhân cũng phải biết tìm cách giải bệnh lưu thân cho vong linh, vì nơi cõi âm không phải bệnh trạng nào cũng được chữa trị.


Vong tồn tại trong thể hình cầu phát sáng khi di chuyển.


Từ độ tuổi hài nhi đỏ cho đến 13 tuổi thường là hình cầu nhỏ phát sáng trắng.


Từ độ tuổi 14 đến 20 tuổi thường là hình cầu màu đen


Từ độ tuổi 21 đến 40 tuổi thường là hình cầu màu vàng


Từ độ tuổi 41 trở lên thường là hình cầu lớn và màu tím


Dạng khối cầu vong linh di chuyển trong ánh sáng, trong không khí, đi theo suy nghĩ của người mong cầu hoặc theo suy nghĩ của chính vong linh. Chẳng hạn nếu vong linh nghĩ đến việc trở về nhà (nơi sống của vong khi hồn còn tại thế) thì lập tức sẽ có mặt tại nơi đó.


Khi có sự linh ứng thì vong xuất hiện rất nhanh chóng, nếu làm một phép so sánh thì chỉ trong vòng 3 bước chân của người cõi trần, vong linh đã có mặt theo tâm nguyện mong cầu của thân nhân (tức là khoảng 2-3 giây) và vong gọi đó là thần thông ba bước.


Trở lại câu chuyện hài nhi đỏ, mặc dù khi chết như trong trạng thái nạo, hút, phá thai bằng những biện pháp cực đoan, nhưng vong vẫn phát triển tư duy theo năm tháng. Ví dụ sau 40 năm (thời gian cõi trần) thì hài nhi đỏ giống như đứa trẻ đã 4 tuổi (thời gian cõi âm). Những vong hài nhi đỏ nếu không được cha mẹ quan tâm (cúng lễ) thì rất oán giận và hay làm tổn thương cha mẹ bằng các chứng bệnh tật, ốm đau.


Bởi vậy những người mẹ có phá bỏ thai (từ độ tuổi có tim thai) mà trải qua thời gian đang mạnh khỏe bỗng nhiên trở nên hay đau yếu lắm bệnh tật thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là vong hài nhi đang oán trách, do vậy phải biết con cái mà mình đã bỏ thuộc vào độ tuổi nào để biết cách cúng lễ cho chúng áo quần, đồ ăn thức uống phù hợp thì sẽ khỏi bệnh.


Với những người mẹ, người cha bị vong hài nhi oán giận như thế cũng rất dễ dàng giao lưu với vong con mình trong một số hoàn cảnh và điều kiện quy định.



Khám phá & Chia sẻ Vong Hài Nhi Đỏ - Những sinh linh vô tội tại Ngôi nhà Tâm Linh