Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Canh Mạnh Bà - Thứ Canh Quên Lãng con người uống trước khi về thế giới bên kia

Canh Mạnh Bà – Người ta nói rằng sau khi con người chết, trên đường hướng tới âm gian, trước khi qua cầu Nại Hà, nhất đinh phải uống một loại chất lỏng. Khi rời khỏi thế giới này để đến một thế giới khác, thì nơi trước tiên phải qua đó là Mạnh Bà, trước cầu Nại Hà.


Người Trung Quốc thường hay nói, uống canh Mạnh Bà, sẽ khiến người ta có thể quên hết tất cả : Những phiền muộn, đau đớn, những lo lắng , yêu thương và thù hận…hết thảy mọi thứ. Vì vậy, canh Mạnh Bà cũng có nghĩa là 5 hương vị trà giúp người ta lãng quên.


Người ta nói rằng sau khi con người chết, trên đường hướng tới âm gian, trước khi qua cầu Nại Hà, nhất đinh phải uống một loại chất lỏng. Khi rời khỏi thế giới này để đến một thế giới khác, thì nơi trước tiên phải qua đó là Mạnh Bà, trước cầu Nại Hà. Con người khi còn sống, gặp nhiều khổ nhiều nạn, thì uống một bát canh này, sẽ đem lại một loại cảm giác rất nhẹ nhõm, đây là một cách thực hiện triệt để hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ. (Ngoài ra, được biết, khi từ cõi âm gian quay trở lại thế giới này luân hồi chuyển sinh, tất cả các linh hồn đều phải uống canh Mạnh Bà, cũng là để quên đi tất cả những gì đã tồn tại liên quan đến mình trong các kiếp sống quá khứ.


Như vậy thì canh Mạnh Bà chính xác là cái gì?


Theo truyền thuyết, có một con đường được gọi là Hoàng Tuyền Lộ, có một con sông được gọi là Vong Xuyên Hà, trên dòng sông có một chiếc cầu bắc qua được gọi là cầu Nại Hà, đi qua cầu Nại Hà có một nơi gọi là Vọng Hương Đài , cạnh Vọng Hương Đài có một lão bà tên là Mạnh Bà chuyên bán canh, bên cạnh sông Vong Xuyên có một hòn đá gọi là Tam Sinh Thạch, canh Mạnh Bà giúp người ta quên hết tất cả mọi thứ, đá Tam Sinh thì ghi lại toàn bộ cuộc sống từ kiếp trước cho đến hiện tại. Khi qua cầu Nại Hà, tại Đài Vọng Hương nhìn lại lần cuối cùng nhân gian và uống một bát canh Mạnh Bà được nấu từ nước sông Vong Xuyên.



Sống ở Nhân gian, bao bọc trong lòng những thất tình lục dục, ảo tưởng và bi phẫn. Có những việc không thể buông bỏ được, những niềm vui và nỗi buồn ly hợp trong cõi hồng trần cuồn cuộn, uống bát canh Mạnh Bà mà dần dần trôi xuống họng, ngập ngừng bước tới cầu Nại Hà mà kết thúc, nhìn lại quãng thời gian mà nỗi buồn được lấp đầy bởi những giọt nước mắt, đã hoá thành những đám mây mù sương, rồi nhẹ nhàng phân tản đi. Chính là một đời tràn đầy hối hận? Là sự tiếc nuối của sự cách biệt âm dương? Hay là quyết định buông bỏ mà rời đi? …… đều đã không còn quan trọng. Bởi vì sau khi uống bát canh Mạnh Bà này, thì tất cả mọi thứ sẽ không phải bận tâm đến nữa.


Vậy canh Mạnh Bà được làm thành như thế nào?


Truyền thuyết về phương pháp chế biến canh Mạnh Bà như sau, trước tiên cần lấy các quỷ hồn mà được phán định tại Diêm la thập điện làm người ở các nơi, sau đó thêm vào các loại thảo mộc được thu thập từ trần thế, điều chế thành như một nửa bát canh rượu, chia thành ngọt, đắng, chát, chua, mặn 5 loại khẩu vị. Đối với những linh hồn mà chuẩn bị đầu thai, họ đều phải uống một bát mê hồn canh của Mạnh Bà .Nếu như một linh hồn nào đó mà có sự khôn lanh xảo quyệt, từ chối uống, thì phía mặt dưới của chân liền mọc ra con dao móc vào hai chân, đồng thời ở cổ họng thì xuất hiện một miếng đồng sắc nhọn đâm xuyên qua. Không có bất kì một linh hồn nào có thể được miễn.


Có một cách nói khác, khi con người còn sống, tất cả họ đều đã từng khóc: do vui, do buồn, do đau, do hận thù, do yêu. Mạnh Bà sẽ thu trở lại từng giọt từng giọt nước mắt đó, mà làm thành canh này.


Có rất nhiều những ghi chép được lưu lại nói về Mạnh Bà, ví dụ như ” Truyền thuyết về xuất thân tu hành của Quán Âm Bồ Tát Nam Hải” của Chu Đỉnh Thần thời đại nhà Minh, “Lịch Đại Từ Thoại” của Vương Dịch Thanh và “Hài Đạc” của Trầm Khởi Phong đều được ghi lại từ triều đại nhà Thanh.



Khám phá & Chia sẻ Canh Mạnh Bà - Thứ Canh Quên Lãng con người uống trước khi về thế giới bên kia tại Ngôi nhà Tâm Linh

Con người sẽ đi đâu sau khi chết

Sau khi chết rồi chúng ta sẽ đi đâu, sẽ trải qua những điều gì, và lại đầu thai như thế nào? Dưới đây là kể lại toàn bộ quá trình đi đến âm gian sau khi người ta chết đi.


Dựa vào các nền văn hóa của tôn giáo phương Đông (Phật giáo và Đạo giáo), tương truyền rằng sau khi thọ mệnh người ta kết thúc, sẽ có quỷ sai của âm gian, cũng chính là Hắc Bạch Vô Thường đến dẫn hồn phách người ta xuống Quỷ Môn quan. Sau đó lại được Tứ đại sứ giả của âm gian, cũng chính là Đầu Trâu Mặt Ngựa, dẫn vong linh đến âm tào địa phủ; tiếp đó được thẩm phán của chư vị Đại Phán quan của Thập Điện Diêm La dưới âm gian tiếp nhận. Cuối cùng mới quyết định vong linh là có thể đi vào cõi nào để tiếp tục luân hồi: hoặc là lên trời hưởng phúc lành, hoặc là tiếp tục đầu thai làm người nữa hoặc loại động vật nào đó, hoặc là bị đánh vào mười tám tầng địa ngục như trong truyền thuyết để chịu khổ hình.



Tương truyền, trong quá trình đi xuống âm gian sau khi người ta chết đi thì quan ải đầu tiên là qua Quỷ Môn quan, rồi liền phải đi qua một con đường gọi là đường Hoàng Tuyền, hai bên đường nở rộ một loại hoa đẹp, chỉ thấy hoa nở không thấy lá xanh, người cõi dương gian gọi là hoa Bỉ Ngạn (hoa của cõi bên kia).


Con đường này cần phải đi rất lâu rất lâu, đến tận cuối con đường sẽ có một con sông nhỏ gọi là Vong Xuyên Hà. Trên sông có một chiếc cầu đá gọi là cầu Nại Hà, bờ đối diện bên kia của cây cầu có một gò đất gọi là Vọng Hương đài, bên cạnh Vọng Hương đài có một cái đình nhỏ gọi là đình Mạnh Bà. Ở đó có một người tên là Mạnh Bà trông chừng và đưa cho mỗi người qua đường một chén canh Mạnh Bà. Uống canh Mạnh Bà sẽ khiến người ta quên hết tất cả mọi chuyện.


Bên bờ sông Vong Xuyên còn có một tảng đá, gọi là Tam Sinh thạch (đá ba đời), ghi chép lại đời trước, đời này và đời sau của mỗi một người. Đi qua cầu Nại Hà, đứng trên Vọng Hương đài nhìn nhân gian một lần cuối cùng, sau đó mới đi vào cõi âm tào địa phủ.


Ải thứ nhất: Quỷ Môn quan


Người ta sau khi chết đi, trước hết là do quỷ sai nơi âm gian Hắc Bạch Vô Thường dẫn ba hồn bảy phách đi, rồi giao cho quỷ Đầu Trâu Mặt Ngựa đẫn đến Quỷ Môn quan – một quan ải cần phải đi vào cõi âm gian.


Ngạn ngữ có câu: “Quỷ Môn quan, mười người đi, chín người trở về”.


Trước Quỷ Môn quan có mười sáu quỷ lớn, truyền thuyết kể rằng Diêm La Vương đã đặc cách chọn ra một nhóm ác quỷ để trấn giữ cửa ải này, họ tra xét vô cùng hà khắc, nghiêm ngặt đối với những vong hồn dã quỷ tội ác đầy mình, bản tính hung ác không đổi; không để cho một ai có thể trà trộn đi qua quan này.


Lúc còn sống bất luận là quan chức quyền quý hay bá tánh bình dân, ai đã đến nơi đây đều cần phải tiếp nhận tra xét, xem xem có mang theo lộ dẫn – giấy thông hành đến quỷ quốc hay không, đây là căn cứ của người sau khi chết đi đến quỷ quốc báo danh.


Lộ dẫn dài 3 thước (90 cm), rộng hai thước (60 cm), được làm bằng giấy mềm màu vàng, mặt trên viết “Lộ dẫn do Phong Đô Thiên Vũ Diêm La Đại Đế phát cho và con người khắp thiên hạ, cần phải đi qua đường này, mới có thể đến địa phủ chuyển thế thăng thiên”.


Đồng thời, trên mặt lộ dẫn có đóng ba dấu ấn của “thành hoàng âm ty, phủ huyện Phong Đô”. Phàm là người sau khi chết đưa vào quan tài hoặc trong lúc hỏa táng đốt bỏ, nó sẽ theo linh hồn đến địa phủ.


Ải thứ hai: Đường Hoàng Tuyền


Qua khỏi Quỷ Môn quan, tiếp đó chính là phải đi qua một con đường Hoàng Tuyền dài đằng đẵng. Hồn phách của người ta đến âm gian báo danh sẽ phải đi một đoạn đường rất dài, qua rất nhiều quan, vì vậy đường Hoàng Tuyền (Suối Vàng) là tên gọi chung đối với những quan và lộ trình này.


Trên đường Hoàng Tuyền có hoa Bỉ Ngạn màu đỏ, từ xa mà nhìn thì giống như là tấm thảm máu trải dài, vì loài hoa này có màu đỏ như lửa nên được ví là “đường lửa chiếu rọi”. Cũng bởi nó là cảnh vật và màu sắc duy nhất trên con đường Hoàng Tuyền dài đằng đẵng này, nên mọi người cứ đi theo hoa này mà thông đến địa ngục của cõi u minh.


Dương thọ của con người đến rồi thì sẽ chết, đây là cái chết bình thường; người chết bình thường trước hết cần phải đi qua Quỷ Môn quan, hồn phách của người ta đi qua quan này rồi liền sẽ biến thành quỷ. Ngoài ra, trên đường Hoàng Tuyền còn có rất nhiều cô hồn dã quỷ, họ là những người dương thọ chưa hết mà chết bất đắc kỳ tử; họ đã không thể lên trời, cũng không thể đầu thai, càng không thể đến âm gian, chỉ có thể lang thang trên đường Hoàng Tuyền, đợi đến dương thọ kết thúc rồi mới có thể đến âm gian báo danh, nghe Diêm La Vương phán xét.


Ải thứ ba: Tam Sinh thạch


Bên cạnh cầu Nại Hà có tảng đá xanh tên Tam Sinh thạch (đá ba đời), chữ trên đá đỏ như máu, mặt trên có khắc bốn chữ lớn “Tảo Đăng Bỉ Ngạn” (sớm đến bờ bên kia). Nghe nói rằng, tảng đá này ghi chép lại đời trước, đời nay và đời sau của mỗi một người. Nhân của đời trước, quả của kiếp này, duyên khởi duyên diệt, đều chất chồng mà khắc trên tảng đá ba đời.


Trăm nghìn năm nay, nó đã chứng kiến sầu khổ và mừng vui, bi ai và hạnh phúc, nụ cười và nước mắt, cho đến hết thảy những món nợ và những tình cảm phải trả của tầng tầng lớp lớp chúng sinh; Đứng trước tảng đá ba đời này là thấu tỏ hết.


Ải thứ tư: Vọng Hương đài


“Trên Vọng Hương đài quỷ hốt hoảng, mắt mở trừng trừng lệ hai hàng. Vợ con già trẻ tựa bên hòm, bạn bè thân quyến trước linh đường”.


Vọng Hương đài, cũng chính là Thổ Cao đài, nơi có đình Mạnh Bà, là ở phía trước cây cầu, chứ không phải ở phía sau cây cầu.


Vọng Hương đàì lại gọi là “Tư Hương lĩnh” (đồi nhớ quê).


Ở nơi này, có thể lên đài nhìn về ngôi nhà nơi dương thế, vậy nên nơi đây đã trở thành cửa sổ nhìn về dương gian của quỷ hồn và Thánh địa, là nơi liên lạc tình cảm giữa người sống và người chết.


Truyền thuyết kể rằng, con người ta sau khi chết rồi, “ngày đầu tiền không ăn cơm nơi cõi người, ngày thứ hai liền qua âm dương giới, ngày thứ ba đến Vọng Hương đài, nhìn thấy người thân đang khóc lóc thảm thiết”.


Quỷ hồn đến trước địa phủ báo cáo, rất nhớ mong người thân nơi dương thế. Dù cho quỷ tốt giận dữ quát mắng, vẫn nhất quyết muốn lên Vọng Hương đài nhìn về quê nhà, khóc lớn một trận mới hết hy vọng và đi đến “Âm tào địa phủ”.


Theo truyền thuyết, Vọng Hương đài là nơi mà vong hồn nhìn về dương thế tạm biệt người thân một lần cuối cùng. Lại có truyền thuyết rằng, kiến tạo của Vọng Hương đài nơi âm gian rất kỳ lạ, trên rộng dưới hẹp, mặt như cánh cung, lưng như dây cung ngang nhau, ngoài một con đường đá rất nhỏ ra, còn lại đều là núi đao rừng kiếm, hiểm trở vô cùng. Đứng ở trên đó, năm châu bốn biển đều có thể nhìn thấy.


Ải thứ năm: Vong Xuyên hà


Vong Xuyên hà còn gọi “Tam Đồ hà”, chắn ngang giữa đường Hoàng Tuyền và âm phủ. Nước sông có màu đỏ như máu, bên trong hết thảy đều là cô hồn dã quỷ không được đầu thai, trùng rắn khắp nơi, những trận gió tanh hôi tạt thẳng vào mặt.


Đương nhiên, vì để kiếp sau có thể gặp lại người mình yêu thương nhất trong kiếp này, bạn có thể không uống canh Mạnh Bà, vậy cần phải nhảy vào Vong Xuyên hà, đợi trên nghìn năm mới có thể đầu thai.


Trong nghìn năm đó, hoặc có lẽ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này đi trên đầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, bạn thấy họ, nhưng họ lại không thấy bạn. Trong nghìn năm đó, bạn nhìn thấy họ hết lần này lại đến lần khác đi qua cầu Nại Hà, uống canh Mạnh Bà hết chén này lại chén khác, tuy mong họ không uống canh Mạnh Bà nhưng lại sợ rằng họ chịu không nổi cái khổ dày vò nghìn năm trong Vong Xuyên Hà này.


Sau nghìn năm, nếu như lòng nhớ nhung của bạn không hề giảm đi, còn có thể nhớ được chuyện của đời trước, vậy thì có thể trở lại nhân gian, tìm kiếm người mà bạn yêu nhất trong đời trước.


Ải thứ sáu: Canh Mạnh Bà


Canh Mạnh Bà còn gọi là Vong Tình Thủy hoặc Vong Ưu Tán, hễ uống vào liền quên hết mọi chuyện của đời này lẫn đời trước. Mạnh Bà phân phát canh Mạnh Bà ở đầu cầu Nại Hà, chứ không phải ở trên cầu.



Mỗi một người đều phải đi qua cầu Nại Hà, Mạnh Bà đều sẽ hỏi có uống canh Mạnh Bà không, nếu muốn qua cầu Nại Hà, thì cần phải uống canh Mạnh Bà. Còn không uống canh Mạnh Bà, thì không qua được cầu Nại Hà, không qua được cầu Nại Hà, thì không được đầu thai chuyển sinh.


Mỗi một người trong dương gian đều có một cái chén của mình ở tại nơi này, canh Mạnh Bà trong chén, thật ra chính là nước mắt chảy suốt một đời của bản thân người ta khi còn sống. Mỗi một người khi còn sống, đều sẽ chảy nước mắt: hoặc vui, hoặc buồn, hoặc đau khổ, hoặc căm hận, hoặc sầu não, hoặc yêu thương …


Mạnh Bà thu giữ từng giọt từng giọt nước mắt của họ lại, đun nấu thành canh, khi họ rời khỏi nhân gian, đi đến đầu cầu Nại Hà, sẽ cho họ uống vào, quên hết yêu hận tình thù khi còn sống, kiền tịnh sạch sẽ, bắt đầu tiến nhập vào Lục đạo, hoặc là Tiên, hoặc là người, hoặc là súc sinh, v.v…


Không phải mỗi người đều sẽ can tâm tình nguyện uống canh Mạnh Bà. Bởi vì một đời này, sẽ luôn có người từng yêu không muốn quên đi. Mạnh Bà sẽ nói với họ: “Nước mắt cậu rơi vì người ấy đều đã nấu thành chén canh này, uống nó rồi, chính là uống vào tình yêu cậu dành cho người đó vậy”. Một ký ức được xóa đi sau cùng trong mắt người ta chính là người mà họ yêu nhất trong đời này, uống canh vào, hình bóng người trong mắt dần dần phai nhạt đi, con mắt trong sáng như đứa trẻ sơ sinh.


Uống canh Mạnh Bà rồi, có thể quên đi hết thảy sầu khổ, buồn vui nơi trần thế, chỉ uống canh thuốc của bà, mối thù trong đời này kiếp này sẽ quên sạch đi, đến thế gian làm một con người hoàn toàn mới.


Những người mong nhớ, những người thống hận, đời sau đều sẽ là người xa lạ; loại canh khiến người ta gặp nhau mà chẳng biết nhau này chính là canh Mạnh Bà.


Xem thêm: Sự thật về loại canh quên lãng con người uống trước khi về thế giới bên kia


Ải thứ bảy: Cầu Nại Hà


“Đi qua đầu cầu Nại Hà, một đi không ngoảnh đầu nhìn lại”.


Cây cầu chia thành ba tầng, tầng trên đỏ, tầng giữa màu vàng đen, tầng dưới cùng là màu đen, càng ở tầng thấp thì càng chật, càng hung hiểm vô cùng. Khi sống làm việc thiện thì đi tầng trên, người nửa thiện nửa ác thì đi tầng giữa, những người hành ác thì chính là đi tầng dưới cùng.


Bên dưới cầu là con sông có vô số cô hồn dã quỷ không được đầu thai; những quỷ hồn chết đuối kia đều là ở trên dưới nhịp cầu hoặc trái phải đầu cầu, mong tìm thế thân cho mình, để bản thân có thể đầu thai chuyển thế.


Những người đi tầng dưới sẽ bị quỷ hồn chặn lại, lôi vào trong sóng lớn bẩn thỉu, bị rắn đồng chó sắt cắn xé, chịu đủ thống khổ dày vò không được giải thoát.


Đi qua hết cầu Nại Hà bèn có thể thông đến sáu nơi, tức là đi vào cõi lục đạo luân hồi: cõi người trời, cõi A-tu-la, cõi người, cõi súc sinh (cũng goi là đường bên cạnh), cõi quỷ đói, cõi địa ngục.


Trong đó, người trời, A-tu-la là cõi người thuộc về ba đường trên, còn súc sinh, ác quỷ, địa ngục thì thuộc về ba đường dưới.


Còn đi về cõi nào, là dựa vào nghiệp thiện ác tích được của vong hồn lúc còn sống mà phân loại. Người thiện nghiệp nhiều luôn luôn sẽ được bố trí ba đường trên, những người ác nghiệp nhiều luôn luôn được bố trí ba đường dưới.


Quá trình đi xuống âm gian của người ta sau khi chết vốn không thông dụng với hết thảy mọi người. Những người tu hành làm thiện nếu như công đức đạt đến viên mãn, sau khi hết mệnh sẽ không phải trải qua quá trình âm gian này mà trực tiếp được Phật tiếp dẫn đến thế giới tây phương Cực Lạc; những kẻ đại ác làm nhiều việc gian ác cũng có thể sẽ không trải qua quá trình âm gian này, bởi nghiệp lực dẫn dắt mà sẽ bị đánh thẳng vào địa ngục.


Đây là truyền thuyết lưu truyền hơn hàng nghìn năm nay, tuy khoa học không cách nào chứng thực được, nhưng vẫn mãi ảnh hưởng đến tâm linh của người ta, hết thảy mọi người không khỏi hiếu kì, e sợ …


Còn bạn, bạn có nghĩ rằng tồn tại thế giới sau khi chết không?



Khám phá & Chia sẻ Con người sẽ đi đâu sau khi chết tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Bài Văn khấn Tứ Phủ đầy đủ

Bài Văn khấn Tứ Phủ đầy đủ dành cho các thanh đồng và đồng thày. Các bác đi lễ không thường xuyên không nên khấn vì khấn ấp úng sẽ không kết nối được âm dương.


Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật(3 lần)


- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật ,chư Phật mười phương,


- Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


- Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.


- Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.


- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.


Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.


- Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ


Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.


Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên


Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.


-Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:


Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên


Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn


Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ


Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai


Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình


Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.


-Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.


Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,


Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn


Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều


Con lạy Tam Tòa chúa bói –Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường


Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên


Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ


Chúa Đệ Tam Lâm Thao


Tiên Chúa Thác Bờ


Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà


-Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.


Con lạy Tôn Quan Điều Thất .


-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà:


Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên


Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông


Chầu Đệ Tam Thoải Phủ


Chầu Đệ Tứ Khâm Sai


Chầu Năm Suối Lân


Chầu Lục Cung Nương


Chầu Bảy Tiên La


Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân


Chầu Cửu Sòng Sơn


Chầu Mười Đồng Mỏ


Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ


-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng: Quan Hoàng Quận, Quan Hoàng Đôi Triệu Tường, Quan Hoàng Bơ Thoải Cung, Quan Hoàng Tư Thủy Phủ, Quan Hoàng Năm, Quan Hoàng Sáu , Quan Hoàng Bảy Bảo Hà, Quan Hoàng Tám, Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười.


Con lạy 36 tòa Sơn Trang , Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng


-Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô


Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm


Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn, Cô bơ Thoải, con lạy Cô Tư Ỷ La, Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè, Cô chín Sòng Sơn, Cô Mười Đổng Mỏ, Hội đồng cô bé, Con Lạy Cô Bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện), Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,


Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên , Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành , Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên , Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền (Bản Điện).


- Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng-


- Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ , Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.


-Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........


Ngụ tại:.................................


Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)


Nhân …………..


Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.


Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà , vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi- Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh , cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc...... Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!


-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán.....,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên , dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ ,cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…


- Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........


Ngụ tại:.................................


Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời.


Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...


Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực mang miệng về tâu, mang đầu về bái, trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng bái yết cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.


Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà cung như vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, trong 9 tháng đông, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, vạn sự như ý, có bệnh thì tan, có nạn thì qua, tai quan nạn khỏi ...... Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!


- Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán.....,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị vong linh trong dòng họ đang hầu hạ phật thánh, làm đầy tôi kẻ tớ tại các bản đền bản phủ tấu đối phụng đình cho con cháu nhất tâm một lòng nhất tòng một đạo cầu được ước thấy, cầu sao được vậy...


A DI ĐÀ PHẬT



Khám phá & Chia sẻ Bài Văn khấn Tứ Phủ đầy đủ tại Ngôi nhà Tâm Linh

Tín ngưỡng và mê tín dị đoan

Ngôn từ mê tín dị đoan được đặt ra với nhiều ý nghĩa, nhưng dựng song song với nó là tín ngưỡng, như vậy giữa hai vấn đề này nếu nói đúng nghĩa thì không có khoảng cách mà có phần nào đó hoà nhập làm một .


Trong thực tế, việc phân biệt sinh hoạt tín ngưỡng với hoạt động mê tín dị đoan là không dễ nhưng chúng ta cần cố gắng phân biệt để ứng xử phù hợp.


Từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Trung tâm Từ điền Ngôn ngữ – Viện Ngôn ngữ học – Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn, trang 976 thì định nghĩa:


1. Mê tín là tin một cách mù quáng vào những cái thần bí, vào những chuyện thần thánh ma quỷ, số mệnh…


2. Mê tín là sự ưa chuộng, tin một cách mù quáng không biết suy xét.


Tuy nhiên tôn giáo và tín ngưỡng đều xây dựng trên những điều “thần bí, huyền hoặc”, vấn đề là “thần bí, huyền hoặc” đến đâu thì được xem là mê tín, dị đoan?


Khái niệm này còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận của từng người, từng tôn giáo khác nhau. Ví dụ: Công Giáo cho rằng tất cả những tôn giáo khác ngoài Công giáo là tà đạo, là mê tín dị đoan. Điều này không đúng vì ở một số tộc người thiểu số ở Việt Nam vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết họ tổ chức lên đồng để mừng ngày mới, đây cũng không phải là dị đoan.


Hay trong Từ điển Tôn giáo do Mai Thanh Hải (chủ biên) – Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa – Hà Nội 2003 có viết: Mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, không thấy, không hiểu mà nhắm mắt tin theo mù quáng, tin theo một cách mê muội…làm hại đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người.


Mê tín, dị đoan và mê tín dị đoan.


Thực chất của tín ngưỡng và tôn giáo là mê tín vì đều tin vào những điều không có thực, nhưng bản chất của tín ngưỡng và tôn giáo là không có dị đoan.


Dị đoan: Là những điều quái lạ huyễn hoặc do tin vào những điều nhảm nhí mà có gọi là dị đoan (dị là khác thường; đoan là lắm mối, nhiều rắc rối, lắm vấn đề).


Tín ngưỡng và mê tín dị đoan có quan hệ chặt chẽ với nhau và giữa chúng là một ranh giới mỏng manh.




[caption id="attachment_224" align="aligncenter" width="798"] Sinh hoạt tín ngưỡng[/caption]

Chúng ta nên coi tín ngưỡng chỉ là niềm tin và sự ngưỡng mộ của một người nào đó vào một hiện tượng, một lực lượng nào đó… mà thông thường được chỉ một niềm tin tôn giáo. Theo nghĩa rộng, tín ngưỡng bao hàm cả tôn giáo; Theo nghĩa hẹp tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành của tôn giáo.


Dị đoan là hệ quả của mê tín, làm theo những điều quái dị không thật, không hợp lẽ phải. Dị đoan là mức cao hơn của mê tín. Ví dụ: nghe theo lời “thánh phán” về đốt nhà, uống nước tàn nhang, nước thải dẫn đến thiệt hại về tài sản và sức khỏe. Cũng có thể từ mê tín dị đoan dẫn đến hiện tượng tôn giáo mới, tôn giáo lạ, tà giáo.


Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội, cuồng tín với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa. Mê tín dị đoan thường gây ra hậu quả tiêu cực đến đời sống xã hội. Hiện tượng mê tín dị đoan thường gắn liền với các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.


Trong các văn bản của Đảng ta thì: Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng mê muội vào những điều mơ hồ dẫn đến những hành vi gây hậu quả tiêu cực đến sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng cho cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng.


Nguồn: ST



Khám phá & Chia sẻ Tín ngưỡng và mê tín dị đoan tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Bài văn khấn tứ phủ dành cho các con nhang, đệ tử và một số lưu ý

Tứ phủ công đồng là ý chỉ đến những miếu thờ các vị thần cai quản núi sông non nước của mỗi vùng, mỗi địa phương. Người ta thường đến Tứ phủ công đồng để cầu may mắn, cầu sức khỏe và cầu tình duyên. 


Vậy, bài văn khấn Tứ phủ công đồng thế nào mới đúng?


Đây là bản văn khấn tứ phủ ngắn gọn dành cho các con nhang, đệ tử khi đi lễ.  Đối với các con nhang, đệ tử đi lễ không thường xuyên thì nên sử dụng bài văn khấn tứ phủ ngắn gọn như sau:


Nam mô a di đà phật ( 3 lần )


Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.


Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.


Con lạy: ...........( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)


Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........


Ngụ tại:.................................


Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì - Nếu không nói thì nhà thánh không biết hay sao), Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.


Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).


Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ...( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a di dà phật (3 lần).


Một số lưu ý về bài văn khấn tứ phủ trên:


- Do các ngôi vị của nhà thánh rất nhiều chúng ta chỉ khấn: Toàn thể chư tiên, chư thánh là đủ hết cả rồi, chả sót một ai. Nên các bác cứ an tâm mà khấn.


- Ngôi đền nào cũng có một vị chủ đền nên sau khi khấn các chư tiên, chư thánh rồi thì phải khấn tên của vị thánh chủ đền. Vị thánh chủ đền là vị thánh chủ nhà của ngôi đền, còn các ngôi khác tuy quyền cao hơn cũng chỉ là khách, nên không thể không khấn tên vị thánh chủ đền được. Thử hỏi cõi dương trần mình đến nhà người ta chơi mà chả chào chủ nhà chỉ chào mỗi khách thôi thì chủ nhà sẽ hành xử với chúng ta ra sao? Khấn mà quên vị thánh chủ đền thì coi như các lời xin cầu của chúng ta là vô nghĩa, thậm chí còn nguy hại vì mình vô lễ với vị thánh chủ đền.


- Cũng lưu ý khi khấn bên cung phật thì đoạn "chư phật, cư tiên, chư thánh" thì chỉ cần khấn chư phật thôi, còn khấn bên cung thánh thì có thể khấn chư tiên, chư thánh thôi.


- Khi bắt đầu khấn thì khấn các ngôi chư phật, chư tiên, chư thánh vì ngôi cao hơn, sau đó mới đến vị thánh chủ nhà. Còn khi ra đi thì phải xin phép chủ nhà rồi mới chào các vị khách mới đúng. Thậm chí, chúng ta khấn vị thánh chủ đền rồi mới đến chư tiên, chư thánh cũng không sao. Bởi vị thánh chủ đền là chủ nhà còn các chư tiên, chư thánh chỉ là khách.


- Để khấn khi đến hay khấn chào thì nên khấn ở Ban Công Đồng hoặc ở Ban vị thánh chủ đền là được. Sau đó có thể chỉ đến vái các ban khác là được, nếu không có đủ thời gian. Tất nhiên, nếu có nhiều thời gian chúng ta có thể khấn thêm ở các ban khác.


Một số điểm lưu ý khi khấn để có ứng nghiệm được tốt nhất


- Cần quỳ lạy tốt hơn nếu có điều kiện về vị trí, chỉ đứng khi không có chỗ để ngồi. Nhà thánh không chấp nếu ta không có chỗ quỳ lạy, nhưng sẽ chấp ta nếu có chỗ mà không quỳ. Quỳ là sự thể hiện sự tôn kính mà.


- Khi khấn cần chắp tay cung kính, dồn toàn bộ tâm trí vào câu văn khấn tứ phủ. Có thể mở mắt, nhưng phải để hướng mắt vào các tượng thánh. Có thể nhắm mắt để tiện cho dồn tâm trí vào câu khấn thì trong tâm vẫn phải hướng thẳng vào cung thờ.


- Không quá nặng nề về câu chữ để sao cho lời khấn được mạch lạc, để có thể khấn bằng cả cái tâm của mình. Đây là phần quan trọng nhất trong khi khấn. Có làm được như vậy thì cây cầu tâm linh giữa người khấn với cõi tâm linh mới được kết nối. Khi đó lời khấn của mình mới được chứng. Nếu trong khi khấn mà không tâm niệm được điều này thì có khấn hay đến đâu cũng khó được chứng giám. Tuyệt đối không được mang bản in sẵn ra mà đọc. Nếu ta đọc thì cây cầu âm dương không bao giờ được kết nối.


- Nên dãi bày chi tiết cụ thể các việc mình cần xin thì càng tốt. Có như vậy, cõi âm mới biết mình vướng cái gì, mắc ở đâu, chỗ nào ngăn trở mình thì cõi âm mới có cách giải quyết cho chúng ta được. Không nên khấn chung chung không cụ thể như: Mua một bán mười, tài lắm, nhiều lộc, gặp may gặp mắn.....


- Đi lễ không quá cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ. Nếu có lễ thì nên đơn sơ. Chúng ta nên dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu. Việc đó tốt hơn vì góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Cha mẹ nào chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không giúp gì cho hưng thịnh đền nhà ngài. Nhà thánh hàng năm nhận hàng vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi ở cõi đó. Lễ mã chẳng qua là thể hiện lòng tôn kính mà thôi.


- Hãy tự mình khấn thì tốt hơn vì các thầy chỉ thay mình khấn hộ nên chỉ khấn được chung chung hoặc chỉ là tên sự việc chứ không thể tả được các khúc mắc trong sụ việc như chính bản thân chúng ta. Vì vậy, khi thầy khấn xong ta nên tự khấn một mình sau, nếu không thì có thể khấn thầm ngay khi các thầy khấn chung. Lưu ý, chỉ khấn nhẩm thầm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Nếu ta làm ảnh hưởng đến người xung quanh thì chính chúng ta không tôn trọng chính mình thì há chi nhà thánh còn muốn nghe chi lời trình bày của mình nữa.


- Một điểm lưu ý thêm là bà con hay có cái tật đi với thầy, khi thầy lễ cho người khác thì mình không thèm để ý. Tốt nhất là phải lắng tâm để nghe và cùng lạy tạ cho người ta. Mình không tiếp phúc cho người thì há chi người tiếp phúc cho ta. Mà với nhà thánh ai chả là con, nhà thánh không thích những kẻ chỉ biết cho chính mình mà quên đi đồng loại.


- Trong đền có nhiều cung, nếu chúng ta đến từng cung mà khấn đầy đủ, mạch lạc là điều bất khả thi bởi ngay chính chúng ta cũng sẽ mất kiên nhẫn để hướng tâm trí vào lời khấn. Vì vậy, chúng ta chỉ nên chọn một vị trí khấn đầy đủ, tốt nhất là tại Ban Công Đồng, nếu không chúng ta vào chính cung của vị thánh chủ đền, nếu không còn chỗ thì chúng ta ra bên ngoài cửa đền khấn vọng vào, còn hơn phải đứng chen chúc xô đẩy khiến chúng ta không thể nhất tâm trong suốt thời gian khấn. Như bạn đã biết khi khi tâm trí bị đứt mạch thì sợi dây âm dương tiếp nối của chúng ta với cõi âm sẽ bị gián đoạn. Tất nhiên, những điều ta khấn sẽ trở thành vô giá trị. Sau đó, chúng ta sẽ đến các cung khác vái lạy và xin cảm tạ là đủ. Lý do đơn giản là khi ta khấn vừa rồi là đã khấn các vị đó rồi. Tất nhiên, nếu thời gian cho phép chúng ta có thể tóm tắt các điều cần lễ tạ và các điều cần xin. Nên nhớ chỉ tóm tắt thôi nghe.


Xin chúc bà con đi lễ vui vẻ và gặp may nhiều may mắn. Với sự thành tâm của mình, người viết hy vọng các điều cầu xin của bà con đều được cõi trên lưu ân, giáng phúc.


LÊ HỒNG THÁI



Khám phá & Chia sẻ Bài văn khấn tứ phủ dành cho các con nhang, đệ tử và một số lưu ý tại Ngôi nhà Tâm Linh

Một số nguyên tắc khi đi chùa lễ phật

Từ xưa đến nay, trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết… cùng những ngày có việc quan trọng chúng ta thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành kính nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, chư vị Bồ Tát, các bậc thánh hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh, đạo được mở mang, tai qua nạn khỏi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.. ước vọng chính đáng ấy được thể hiện khi chúng ta đến trước điện đài của Phật.


Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau và không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa nên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật, học Chánh pháp, hành thiện tích đức thì cũng không ít người đến chốn cửa thiền làm những điều trái giáo lý nhà Phật, ngược với thuần phong mỹ tục. Sự thiếu hiểu biết về đạo Phật đang làm méo mó, biến dạng các lễ hội gắn với chùa chiền.


Người đi lễ cần trang bị cho mình một số nguyên tắc khi hiện diện nơi cửa Phật:


Nguyên tắc khi ra vào chùa


Bạn cũng không được dẫm lên bậu cửa nhà chùa. Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, bạn không được đi vào từ cửa giữa. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.


Trang phục khi đi Lễ Chùa


Khi đi lễ chùa bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo xuyên thấu, khêu gợi…Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc trang phục gọn gàng, tiện lợi, tránh rườm rà, gây vướng víu.




[caption id="attachment_318" align="aligncenter" width="500"]Tuyệt đối không được mặc váy ngắn đi lễ chùa Tuyệt đối không được mặc váy ngắn đi lễ chùa[/caption]

Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.


Ngoài ra, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.


Về đồ lễ khi đi chùa


Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.


Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.


Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.


Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức. Tuyệt đối không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.




[caption id="attachment_319" align="aligncenter" width="500"]Không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng Không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng[/caption]

Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.


Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.


Tại chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.


Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ trì tại chùa.


Xưng hô trong chùa


Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo.


Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều phải chắp tay hình búp sen.


Hành lễ khi đi chùa


Bước 1 – Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước tiên.


Bước 2 – Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.


Bước 3 – Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.


Bước 4 – Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).


Bước 5 – Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.


Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Nếu muốn cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…thì bạn nên vào đình, đền.


Khi hành lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng hoặc quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Và không nên bước qua mặt những người đang quỳ lạy.


Những việc không nên làm khi đi lễ chùa


1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.


2. Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật


3. Vào Phật Đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.


4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.


5. Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.


6. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.


7. Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.


Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo.



Khám phá & Chia sẻ Một số nguyên tắc khi đi chùa lễ phật tại Ngôi nhà Tâm Linh

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Phong Thủy và những lợi ích của Phong Thủy

Phong thủy là một môn khoa học của người Trung Hoa cổ đại, là học thuyết nghiên cứu chuyên sâu về sự ảnh hưởng của địa lý, gió, nước, khí tới đời sống phúc họa của con người.


Phong có nghĩa là “gió“, là hiện tượng chuyển động của không khí. Thủy có nghĩa là “nước“, là dòng nước, sức nước, mạch nước, tượng trưng cho địa thế.


Phong thủy là sự tổng hòa các yếu tố xung quanh con người sinh sống như địa hình, địa thế, mồ mả, hướng gió, dòng nước, quan hệ giữa con người với con người trong cùng thôn xóm, làng xã.


Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự hưng vượng hay suy vong trong làm ăn buôn bán, sự hanh thông hay ách tắc trong công việc. ‘Cát’ ắt là phong thủy hợp, ‘hung’ ắt là phong thủy không hợp.


Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng, cổ nhân xưa dạy rằng phải làm cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng, do vậy mà có phong thủy.


Phong thủy còn là phương pháp tìm kiếm, xác định địa thế đẹp để làm nơi an cư, trú ngụ, mai táng, từ đó mang lại cát khí, phú quí hiển vinh, phúc thọ song toàn gọi là thuật phong thủy. Thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành.


Phong thủy đã phát triển thành một truyền thống tinh vi và hoàn hảo vào thời nhà Đường (618-907 SCN). Về cơ bản, phong thủy cổ điển là một hệ thống dựa trên sự quan sát rất kỹ các thế lực, sức mạnh của thiên nhiên, gồm có trời (thời gian) và đất (không gian bên trong và bên ngoài) và “khí” của các yếu tố đó tương tác với nhau như thế nào.


Nhiệm vụ cùa phong thủy là làm cân bằng các yếu tố này. Khi đạt được sự cân bằng thì có thể có được sức khỏe, tài lộc và các mối quan hệ tốt hơn; mang lại cho bạn sự thúc đẩy và động lực để đi tới thành công! nói một cách khác “Phong thủy là một môn nghệ thuật và khoa học phân tích các sức mạnh thiên nhiên, hướng những mặt tích cực cùa thiên nhiên vào bạn. Một môi trường cân bằng đem lại sức khòe, sự thịnh vượng và các mối quan hệ có lợi”


Những lợi ích mà phong thủy đem lại:


1. Có việc làm, tăng lương hay thăng chửc


2. Cài thiện sức khỏe


3. Lập gia đình


4. Có thai hoặc ngừa sẩy thai


5. Ngăn ngừa ly thân hay ly dị


6. Tăng động cơ thúc đẩy


7. Tạo ra các mối quan hệ gia đình/công việc hòa hợp hơn


8. Phát triển thói quen học tập hiệu quà hơn


9. Tăng khá năng sáng tạo


10. Cảm thấy tự chủ hơn


11. Cảm thấy thoải mái hơn khi ờ trong nhà/văn phòng


12. Xóa tan buồn phiền


13. Khơi dậy húng thú giao tiếp xã hội


14. Thúc đẩy kinh doanh


15. Ngăn ngừa kiện tụng hoặc những thế lực xấu


16. Ngăn ngừa tai nạn


17. Tìm được một căn hộ, ngôi nhà, hay công việc


18. Tránh sự nghiện ngập


19. Ngủ ngon hơn


20. Được kính trọng và có danh tiếng



Khám phá & Chia sẻ Phong Thủy và những lợi ích của Phong Thủy tại Ngôi nhà Tâm Linh