Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày 30 tết, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.


Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên.


Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.


Mâm cơm cúng ngày Tết gồm những món nào
Với những khu vực, vùng miền khác nhau thì những món ăn trên mâm cơm cúng gia tiên cũng khác nhau.


Mâm cơm cúng miền Bắc:


Với người miền Bắc, ẩm thực là thứ không thiếu thiếu trong những đám giỗ hay ngày lễ tết quan trọng. Trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên nhất định sẽ có những món sau:


- Cơm trắng


- Xôi gấc (xôi vò)


- Giò chả


- Thịt quay


- Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ


- Gà luộc


- Miến xào lòng gà


- Nộm


- Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó)


- Nem rán


Trên đây là những món ăn thường có trong mâm cơm cúng ở miền Bắc, thông thường sẽ không thể thiếu được món xôi gà. Gà được chọn để cúng phải là gà trống, mới tập gáy và đạt trọng lượng từ 1,2kg đến 1,5kg là đẹp nhất. Không nên chọn những con gà quá to, thì bày trí không được đẹp mắt. Gà lúc làm thịt xong sẽ được tạo dáng sao cho đẹp mắt và bắt buộc phải luộc riêng cùng với bộ lòng mề và tiết để mang thờ cúng.


Mâm cơm cúng miền Trung:


Đối với những người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực ở đây cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:


- Xôi vò, xôi lạc


- Gà luộc ( nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)


- Rau xào


- Cá thu kho khúc


- Canh xương hầm rau củ


- Thịt kho tiêu


Mâm cơm cúng miền Nam:


Trong các dịp lễ, con cháu là người hiểu rõ nhất ông bà mình thích những món gì, khẩu vị ra làm sao? Người dân miền Nam khá chú trọng với việc gia vị và nêm nếm thức ăn. Dân gian ta có câu “ục và “Trần sao âm vậy” ý chỉ sinh hoạt ở trên gian và ở âm giới cũng giống nhau. Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:


- Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam


- Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng


- Món hầm thường là thịt heo hầm măng


- Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.


Những kiêng kị khi làm mâm cơm cúng


Khi làm mâm cơm cúng gia tiên, thường không bày bằng mâm cao cỗ đầy mà do tấm lòng thành của gia chủ. Biết những món ăn ưa thích của người trên, với những điều kiêng kị cũng như tôn trọng bề trên thì khi làm mâm cơm cúng người ta thường:


- Không nêm nếm thức ăn, hay ăn thử thức ăn dùng để làm cơm cúng gia tiên


- Trên mâm cơm cúng gia tiên không chứa những món gỏi, sống hay tanh


- Không cúng như món như cá mè, cá sông.


- Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới, hoặc để dùng riêng, không dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.


- Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng.


VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN ngày 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa - Thông tin):


Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)


- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.


- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.


- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.


- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.


- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.


- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.


- Con kính lạy các Chư chân linh gia tiên tiền tổ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, ,bá thức, huynh đệ, cô di tỷ muội, bà cô, ông mãnh, cô cậu tại gia, đẳng đẳng các chư Tiên linh nội ngoại họ hàng, các chi, các phái, các nghành...


Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ĐINH DẬU


Tín chủ (chúng) con là: ...


Ngụ tại...


Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.


Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.


Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận. ( muốn gì thì cầu xin thêm)


Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Âm phù Dương trợ cho chúng con, nghinh đón tân xuân, Lộc tài vượng tiến, đi tươi về tốt, đi một về mười, gặp chúng gặp bạn, gặp vạn sự lành, sở nguyện như ý, sở cầu tòng tâm


Chúng con người Trần mắt thịt, ăn chưa sạch, Bạch chưa thông...... Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám


Cẩn cáo



Khám phá & Chia sẻ Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết tại Ngôi nhà Tâm Linh

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cúng ngày tết

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam


Lau dọn bàn thờ ngày tết


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi... Chính vì vậy, việc lau dọn ban thờ tổ tiên trong ngày tết như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm.


Bài viết dưới đây chúng tôi xin Hướng dẫn dọn dẹp bàn thờ cơ bản (bao gồm bao sái, rút tỉa chân hương)


Ba điều lưu ý khi bao sái


1- Người bao sái nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Nếu trong nhà neo người hoặc người đàn ông vô thần hay người đàn ông hãm k có sự nghiệp thì người phụ nữ có thể thay thế. Nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ mới đc. Tránh bao sái khi đến kỳ .


2- Trc khi bao sái nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tinh tươm, giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất. Đừng sáng sớm còn làm tí lòng lợn mắm tôm, trưa chiều đã lau dọn bàn thờ mong sạch sẽ


3- Ngày làm tốt nhất :


- 8/2/2018 ( tức 23 âm ) hoặc 14/2/2018 ( tức 29 âm )


- Thời gian tốt nhất : 6-11h55 trưa hoăc 1-5h55 tối


- Nên tránh 1-12g trưa và sau 6g tối


Các bước cơ bản :


Bước 1 : 


- Trc khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở toang các cửa trong nhà, chuẩn bị đĩa hoa quả tuỳ tâm (trước cúng sau ăn cúng gì cũng được), 10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên (k có 2 bình thì 1 bình 5 bông cũng đc ạ )


- Rượu trắng và 1 củ gừng để vỏ giã nát + khăn sạch ( giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30' trc khi lau dọn )


Bước 2 :


- Thắp 1 nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh và thần tài. Thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn.


Bài văn khấn:


Con Nam Mô A Di Đà Phật 3 lần


Tín chủ tên là.....

Cư ngụ tại địa chỉ : .......


Hôm nay ngày ..... tháng ....... năm xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn đc ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ".


Mong các vị độ cho con lau dọn đc khang trang mỹ hảo, cho hương án đc an chính vị, cho âm phần đc an yên, cho gia cư đc lạc thổ


Chúng con ng trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin đc tha thứ bỏ quá đại xá cho


Xong vái 3 vái.


Bước 3 :


- Hạ các đồ muốn lau dọn xuống


Xin lưu ý :


1. TUYỆT ĐỐI K HẠ HOẶC DI CHUYỂN BÁT HƯƠNG: có 1 số vùng miền cứ 23 là đổ hết tro trong bát hương , sau đó cho tro mới vào bốc lại . Trong quan điểm cá nhân, tuyệt đối k nên xê dịch, hạ bát hương xuống, tránh âm phần bị động. Còn nếu mọi người quen làm kiểu dốc hết vát hương ra bốc lại thì tuỳ ạ.


2. Cần chuẩn bị bàn to và cao , phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước ..vv xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). K lau đồ trực tiếp trên bàn thờ


3.  Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng ( 30' trở lên ) lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng, không kẹp đồ thờ vào nách, chân, háng. Không vứt đồ thờ cúng lăn lóc mà để ngay ngắn, trang nghiêm.


Bước 4 : Bao sái , rút tỉa chân hương


- Rửa 2 tay sạch bằng rượu gừng. Dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ.


-  Sau khi lau dọn, lấy 2 tay ( XIN CHÚ Ý LÀ 2 TAY ) rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9.


Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ).


Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).


- Chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải giăch giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy. Xin lưu ý là sông có dòng chảy, sông k dòng kiểu mương máng xin đừng thả ạ.


Sau đó lấy 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống.


Rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành.


- Lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ , sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.


Bước 5 : Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc .


Lưu ý:


Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật xin lưu ý không dùng rượu để lau mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được. Tuyệt đối không lau bằng rượu.



Khám phá & Chia sẻ Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cúng ngày tết tại Ngôi nhà Tâm Linh

Ý nghĩa của các Tập tục Tết đón năm mới

Tết hay con gọi là Tết Nguyên Đán, Tất ta, Tết Âm Lịch hay tết cổ chuyền là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt chúng ta. Trong những ngày tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi, thờ củng tố tiên, chọn người xông nhà, xem hướng xuất hành và ngày giờ mở cửa hàng tốt .....


Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc. Tất cả những tập quán và phong tục đó đã thành tự nhiên, thành lệ, nên ít người biết đến sự tích, truyền thuyết và nguyên do để tập tục Tết tồn tại đến tận bây giờ.


Tục lệ chọn tuổi xông nhà, hướng xuất hành và ngày giờ tốt mở cửa hàng đầu năm.


Việc đặc biệt quan trọng là người được mời xông nhà năm mới phải là người hợp tuổi chủ nhà. Nên tránh mời những người đang có tang đến xông nhà. Nếu gia chủ có tang thì nên kiêng không đến mừng tuổi cho các gia đình khác trước sáng mùng 1 để tránh cho gia đình người đó không bị xui xẻo. Cũng như vậy, phụ nữ có thai thường kiêng không đi đâu trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu “sinh dữ, tử lành”.




Xông nhà, xem hướng xuất đầu năm, chọn ngày giờ tốt mở hàng là tục lệ lâu đời của người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Bởi vì cha ông chúng ta quan niệm rằng đầu năm mà mọi việc đều thuận lợi suôn sẻ thì cả năm đó sẽ được may mắn, bình an và thành công trong nhiều công chuyện.

Xem thêm:

Truyền thuyết về cúng Táo


Cô con gái út của Ngọc Hoàng vốn hiền lành và hay thương người nghèo, chẳng thế mà người cô yêu chỉ là chàng trai giúp việc bếp núc dưới trần gian. Việc đến tai, Ngọc Hoàng bực tức và đuổi cô con gái xuống trần gian để cùng chịu tội với anh chồng nghèo. Thương con, Vương mẫu nương nương xin Ngọc Hoàng phong cho anh con rể chức “ông táo” và cô con gái đương nhiên trở thành “Bà táo”.


Vốn có lòng trắc ẩn, mỗi lần về trời thăm họ hàng rồi trở lại trần gian Bà Táo đều mang theo nhiều thức ăn và đồ dùng phân phát cho người nghèo. Không ưa gì con rể nghèo túng lại thấy con gái về khuân đồ đi phân phát cho thiên hạ, Ngọc Hoàng liền hạ chiếu mỗi năm chỉ cho con về trời một lần vào đúng ngày 23 tháng Chạp.


Sang năm thứ hai, sắp Tết rồi mà mọi người vẫn đói ăn, ngay cả gia đình ông Táo cũng vậy, đến nỗi không có miếng ăn mang theo trên đường để về trời.


Gặp phụ hoàng, cô thuật lại nỗi thống khổ của trần gian, mong được trời cứu giúp. Ngọc Hoàng không những không đồng tình, còn bắt con gái phải trở về trần gian ngay đêm hôm đó.


Nếu phải đi ngay sẽ không có gì mang về để cứu khổ cứu nạn thiên hạ, cô bèn lấy cớ nấn ná thêm ít ngày, nào là phải quét nhà, nào là phải xay đậu, nào là phải chuẩn bị thịt, gà cho đến tận ngày 30 mới “vác của” trở về trần gian.


Sau một đêm thao thức và đúng vào lúc giao thừa họ vui sướng thắp hương, đốt vàng mã và pháo nghênh đón Bà Táo trở về. Tử đó cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm cỗ để tiễn đưa ông Bà Táo về trời.


Tập tục quét trần


Cũng bắt đầu từ ngày 23 đến trước giờ giao thừa, người ta có thói quen quét dọn sân vườn, nhà cửa, lau chùi bàn ghế, bát đũa gọi là “Ngày quét trần” hay “Ngày đón xuân”. Tập tục quét trần có từ thời Nghiêu Thuấn, bởi chữ “Trần” (bụi) đồng âm với chữ “Trần” (cũ), quét bụi “Trần” tức là xua đi cái cũ, cái nghèo của năm cũ để đón cái mới, cái may về.


Nguồn gốc câu đối đỏ


Cổng hay cửa nhà là điểm chia cắt giữa gia đình với bên ngoài và cũng là bình phong để ngăn tà, nên cứ đến 30 Tết, người ta lại dán câu đối hai bên cửa với những lời hay ý đẹp, mong cho năm mới ma tà thấy đỏ không vào, vận may gặp đỏ người người bình yên.


Chơi câu đối đỏ ngày Tết cũng có những ước lệ riêng, ví như nhà có tang dùng câu đối trắng, trong 3 năm chịu tang dùng câu đối xanh với nam và câu đối vàng với nữ, nội dung câu đối cũng lựa theo tình cảm mà thể hiện.


Bữa cơm thủ tuệ hay tất niên


“Thủ tuệ” hay “Tất niên” chỉ bữa cơm tối cuối năm vào thời khắc “Một đêm liền hai năm, năm canh chia hai tuổi”. Đó là bữa cơm đoàn viên, đủ mặt toàn gia đình và cùng nhau nâng rượu chúc năm cũ bình yên qua đi, chúc năm mới người người mạnh khỏe, tài lộc đầy nhà.


Đồ ăn trong bữa cơm Tất niên mỗi nơi một khác, có nơi cúng táo để cầu bình an, có nơi cúng cơm Tất niên nhưng để mồng 1 Tết mới ăn để biểu thị sự dư thừa, có nơi ăn cơm trộn kê để có vàng có bạc, cúng hạnh nhân để được hạnh phúc… Bữa cơm Tất niên bao giờ cũng vui vì có mặt đông đủ cả nhà, vì “vận hạn” đã qua và “vận may” sẽ đến.


Thời xưa “Thủ tuệ” còn có ý “Từ biệt năm cũi” và “trân trọng gìn giữ năm tháng còn lạm, vì thế mà tập tục lành mạnh đó được cha truyền con nối, tồn tại đến tận bây giờ.


Quy ước về trình tự và hình thức chúc tết


Sáng mồng 1 Tết, mọi người ra đường về thăm viếng nhau, chúc nhau năm mới vui vẻ, hạnh phúc. Gặp bậc cha chú, con cháu cúi lạy thay cho lời chào gọi là “Bái niên”. Để lấy may chủ nhà mang quà bánh mời mọi người và trao phong bì đựng tiền cho trẻ thơ gọi là “Tiền áp tuổi”.


Việc chúc tết thường bắt đầu từ trong nội bộ gia đình, sau đó đi đến đâu thì chúc Tết đến đó, gặp nhau ngoài đường dù quen dù lạ cũng chúc nhau. Thuần phong mỹ tục ấy cần được tiếp tục phát huy.


Nguyên do về tục “phá ngũ”


Cứ vào ngày mồng năm Tết, người ta lại đốt pháo, quét dọn nhà cửa từ sáng sớm để “trừ ngũ cùng (nghèo)”. Nhà phải được quét thật sạch, rác phải được vứt thật xa, như thế cái nghèo mới được xua đi và sung túc sẽ có đường trở về. Cũng theo phong tục, tử ngày 30 đến trước mồng 5 Tết, chỉ được quét trần nhà và không được đổ rác ra ngoài đường. Riêng mồng 1 Tết cấm cầm chổi vì sợ quét mất vận may. Đến ngày phá ngũ thì tha hồ quét, tha hồ moi, quét cho ma đi, moi cho hết nghèo, xong việc, mọi người quây quần thả sức đánh chén.


Năm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới.



Khám phá & Chia sẻ Ý nghĩa của các Tập tục Tết đón năm mới tại Ngôi nhà Tâm Linh

Tham khảo 12 điều kiêng kỵ trong ngày tết âm lịch

Tết Âm Lịch là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên...



Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ để những ngày đầu năm mới nếu gặp nhiều điều tốt thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại. Xuất phát từ quan niệm đó nên từ xưa trong dân gian có rất nhiều điều kiêng kỵ trong ngày Tết Âm Lịch


Xem: Ý nghĩa của các Tập tục Tết đón năm mới


Xã hội thay đổi và phát triển, nhiều điều kiêng kỵ hiện tại đã không còn áp dụng. Giang Anh xin liệt kê 12 điều kiêng kỵ mà cha ông ta đã truyền lại.


1. Kiêng quan hệ nam nữ


Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.


1. Không quét nhà vào ngày mồng Một


Trước Tết các gia đình đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng nên vào ngày Tết không cần dọn dẹp nữa. Những ngày đầu năm, các gia đình đều kiêng quét nhà bởi theo quan niệm nếu quét nhà là sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.


2. Không đổ rác ngày mồng Một


Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Bởi vậy, người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mồng Một thì cũng hết tài lộc của gia đình.


3. Không vay mượn đầu năm


Ngày đầu năm đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ.Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.


4. Không cho lửa đầu năm


Lửa tượng trưng cho màu đỏ, cho sự may mắn nên vào những đầu năm, mọi người đều kiêng kỵ cho lửa người khác.


5. Không cho nước đầu năm


Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi ”Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành


6. Không đi chúc Tết sáng mồng Một


Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân, hàng xóm.


7. Không làm đổ vỡ đồ dùng


Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kị.


8. Không tranh cãi, bất hòa


Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.


9. Xông nhà khi không hợp tuổi


Xông nhà hay còn gọi là xông đất, đây là phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Nếu như có một người khách đầu tiên đến chúc Tết gia đình bạn trong năm mới thì người đó chính là người xông đất cho gia đình bạn. Nếu như người đó hợp tuổi với gia đình bạn, hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ có được nhiều điều may mắn trong năm mới. Vì vậy, những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.


Xem cách chọn tuổi xông nhà đầu năm


10. Đóng cửa sẽ đói nghèo tù túng


Trong dịp Tết, trừ khi phải ra khỏi nhà đi chơi, thăm hỏi… vì theo tín ngưỡng dân gian từ sớm mồng một đến trước ngày rằm tháng giêng, Ngọc Hoàng cùng chư vị thần tiên sẽ giáng phàm du lý từng nhà và nếu đóng kín cổng, các vị coi như sự bất kính mà giận dỗi bỏ đi và cả năm, thậm chí nhiều năm sau gia đình sẽ không được hưởng phúc, sẽ bị đói nghèo, tù túng.


11. Kiêng ăn đuôi cá


Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.


12. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa


Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.




Khám phá & Chia sẻ Tham khảo 12 điều kiêng kỵ trong ngày tết âm lịch tại Ngôi nhà Tâm Linh

Lễ và Văn Khấn tạ thần linh thổ địa tại nhà

Một năm lao động vất vả và sinh hoạt trên mảnh đất của nhà mình được thần linh thổ địa, hôi đồng gia tiên và bà cô tổ dòng họ phù hộ cho 'ăn nên làm ra' và tấn tới thì cuối năm mỗi gia chủ đều phải tiến hành làm lễ tạ thần linh thổ địa.


Xem thêm:

Bài viết dưới đây Giang Anh xin phép trình bày cách sắm lễ và bài văn khấn lễ tạ đất, tạ thần linh thổ địa, hội đồng gia tiên và bà cô tổ dòng họ.


Trước tiên là phần sắm lễ: (Những lễ nghi cơ bản này có thể được gia giảm tùy theo phong tục và điều kiện của từng gia đình).


Một gia đình thường có đủ 3 bát hương trên một ban thờ là: Quan Thổ Địa, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.


Lễ vật sắm lễ tạ bao gồm:


-Hoa tươi ( 10 bông cúc vàng và hoa hồng vàng - 5 bông cúc trắng và hoa hồng trắng).

-Hương thơm.


-Trái cây 2 đĩa bày ở hai bên.


-Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp.

-Xôi 3 đĩa (không nấu xôi trắng).


-Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (Gà giò hoặc là trống thiến) hoặc là một cái chân giò lợn (chân trước) luộc, chân trái hay phải đều được.


-10 lon bia + 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ

-Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 3 cái


-1 bao thuốc lá + 1 gói chè ( 1 lạng/gói)


-Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to.


- 1 đĩa gạo tẻ, 1 đĩa muối trắng và 1 nồi cháo hoa trắng.

-Ở một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.


Phần mã bao gồm: 6 con ngựa, trong đó : 5 con ngựa 5 màu ( đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.


- 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.


- 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền ( dâng gia tiên).

- 1 cây vàng hoa đỏ ( 1000 vàng ).


Bài văn khấn cũng lễ tạ thần linh thổ địa, gia tiên tại nhà:


Nam mô a di đà phật !


Nam mô a di đà phật !


Nam mô a di đà phật !


Con kính lạy:


- Quan đương xứ thổ địa chính thần


- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,


Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..


Chúng con là:...............


Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa .


Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.


Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.


Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.


Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.


Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.


Cẩn cáo!



Khám phá & Chia sẻ Lễ và Văn Khấn tạ thần linh thổ địa tại nhà tại Ngôi nhà Tâm Linh

Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm

Lễ cúng tạ mộ thường được thực hiện vào những ngày cuối năm. Đây là thời gian và cơ hội để con cháu thăm viếng, sửa sang và tu bổ, cúng tạ mộ.



Trước Tết nguyên đán cần đi tạ mộ tổ tiên, nhưng “tạ” sao cho đúng bản sắc phong tục người Việt và để có niềm tin sẽ được các cụ phù hộ, thì không phải ai cũng biết. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.


Xem thêm: 

Ý nghĩa của lễ Cúng tạ mộ


Điều quan trọng trong việc tạ mộ là thể hiện lòng quý kính, tưởng nhớ người đã khuất, và nguyện làm những điều thiện lành, hồi hướng công đức cho họ.


Lễ tạ mỗ phần là vấn đề mà hầu như ai cũng quan tâm. Bởi trong quan niệm của người Việt luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp. Chính vì thế, khoảng từ 24 hoặc 25 tháng Chạp mỗi năm rất nhiều gia đình Việt đi tạ mộ.


Vấn đề tạ mộ là lĩnh vực khá phức tạp nên thông thường nhiều người mời thầy có nhiều hiểu biết về tâm linh, chuyên môn để về làm lễ. Cũng có những trường hợp khác phần mộ đã được yên ổn, luôn phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi thì họ có thể làm lễ tạ mộ với văn khấn tạ mộ để cảm ơn.


Khi tạ mộ gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì thần linh, tổ tiên sẽ bàn ân, ban phúc cho cuộc sống yên lành, mạnh khỏe, gia đình ấm êm, luôn vui tươi hạnh phúc. Không bao giờ phải lo lắng yêu ma quấy nhiễu, mọi hung đều hóa cát, điều giữ hóa lành, giao dịch thành công, buôn may bán đắt,... Nếu bị động mộ vì một lý do nào đó khiến vong linh không yên thì phải mời thầy pháp về giúp đến khi mồ yên mả đẹp.


Ai không nên đi tạ mộ?


Ai muốn đi tạ mộ trước hết hay chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình.


- Những phụ nữ có thai, người ốm yếu, đau bệnh… không nên ra mộ.


- Phụ nữ đang kỳ “đèn đỏ” cũng không nên tới mộ phần, nghĩa trang.


- Trẻ dưới 10 tuổi cũng không nên cho đi theo ra nghĩa trang.


Việc kiêng kỵ này không phải mê tin mà hoàn toàn khoa học. Phần vì tâm linh, phần do những đối tượng này dễ nhiễm hàn khí, âm khí ở nơi mộ phần.


1. Sắm lễ cúng tạ mộ


Nửa lít rượu, 5 chén rượu, 10 lon bia


3 lá trầu, 3 quả cau có cành dài và đẹp


1 mâm trái cây


1 mâm xôi trắng có gà luộc nguyên con đặt lên trên (già trống thiến)


10 bông hoa hồng đỏ tươi


2 bao thuốc lá, 2 gói chè


2 nến cốc màu đỏ


Về đồ hàng mã cúng chuẩn bị: 1 cây hoa vàng hoa đỏ, 5 con ngựa (mỗi con 1 màu), 5 bộ (mũ, áo, hia) loại to có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi




Lưu ý: mỗi con ngựa trên lưng đều có 10 lễ tiền vàng (mỗi lễ bao gồm: tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ). Tất cả có 4 đĩa để tiền vàng riêng. Trong đó lưu ý vong nam, phụ, lão, ấu và từng mùa mà dâng áo quần sao cho phù hợp.



Một trong những điều không thể không biết là phần mộ nhỏ thì cần thêm mâm, thêm bàn bày lễ cho phù hợp. Tuy nhiên ở mỗi địa phương có những cách cúng khấn khác nhau, nên tùy vào địa phương mình bạn có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm sao cho lễ đầy đủ và tươm tất.


2. Văn khấn văn khấn cúng tạ mộ


Cùng với văn khấn tạ đất thì văn khấn tạ mộ cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài văn khấn này là một cách giúp những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, từng yêu thương họ hay người thân của họ. Nội dung bài văn khấn tạ mộ như sau:


Nam mô a di đà phật!


Con kính lạy:


- Quan đương xứ thổ địa chính thần


- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,


- Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ


- Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.


Con kính lạy vong linh ..........


Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..


Chúng con là:...............


Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.


Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.


Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.


Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.


Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)


Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.


Cẩn cáo.




Lưu ý về lễ tạ mộ


- Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp.


- Dịp này cha mẹ hay cho trẻ đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Vì vậy cần:


- Tránh đi tạ mộ quá sớm bởi lúc đó sương đêm chưa tan. Cũng không nên đi quá muộn bởi chiều tối và đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.


- Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên đi tạ mộ.


- Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.


- Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).


- Không nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.


- Không tranh thủ ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.


- Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…



ST



Khám phá & Chia sẻ Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm tại Ngôi nhà Tâm Linh

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Trưng Bày mâm ngũ quả trong những ngày đầu năm mới mang ý nghĩa, văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt Ta.


Ngoài việc xem tuổi xông nhà đầu năm, thì tục lệ trưng bày mâm ngũ quả lên ban thờ gia tiên ngày tết là một trong những điều nên làm, dù ở thành thị hay nông thôn, giàu sang hay nghèo hèn, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.


Tại sao lại là ngũ quả ? 


Ngũ (năm, là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.


Ngũ, con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành.



Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.


Đối với cư dân nông nghiệp ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Do đó, theo Chiêm thư người ta thường quan sát sự tốt xấu của “ngũ quả” sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc:


1) Mận chủ vào đậu;


2) Hạnh chủ về lúa mì;


3) Đào chủ vào tiểu mạch;


4) Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương;


5) Tảo (táo) chủ vào lúa.


Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.


Gọi là mâm ngũ quả nhưng thật ra chả ai quy định là những loại quả nào, mà tùy từng địa phương với đặc trưng khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà chọn ra các loại quả để bày mâm ngũ quả.


Mâm ngũ quả đặc trưng của ba miền


Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa riêng. Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau


Miền Bắc



Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.


Miền Trung



Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…


Nhìn chung mâm ngũ quả bày trên ban thờ không cần nhiều về số lượng. Tất cả chỉ cần gọn gàng và sạch sẽ, vậy là đủ.


Miền Nam



Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh thường ít thiếu vắng trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…


Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.


Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết


Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cấu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên:


– Thanh long: rồng mây hội tụ


– Bưởi: phúc lộc, viên mãn


– Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực


– Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng


– Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý


– Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc


– Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt


– Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống


– Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người


– Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở


– Dừa: viên mãn


– Xoài: tiêu xài không thiếu thốn


– Quất: sung túc, lộc lá


– Đào: sự thăng tiến, danh lợi.


Những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem điều xui xẻo đến cho họ.


Tham khảo: 12 điều kiêng kỵ trong ngày tết âm lịch



Khám phá & Chia sẻ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết tại Ngôi nhà Tâm Linh

Tại sao chúng ta thường Cúng Gà vào đêm giao thừa ?

Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, chưa đạp mái với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết, chưa “vướng bụi trần” thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm. Do vậy, con gà là biểu tượng của một nền văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nền nông nghiệp lúa nước.


Xem thêm: Mâm ngũ quả ngày tết

Việc chọn gà cúng có liên quan tới truyền thuyết từ xa xưa. Khi mặt đất mới được Ngọc Hoàng sáng tạo ra, 10 mặt trời được lệnh chiếu sáng ngày đêm để chiếu sáng và sấy khô mặt đất.


Tuy nhiên sau đó vì Ngọc Hoàng quên thu các mặt trời lại khiến cho mặt đất và con người trở nên khốn đốn vì nắng hạn. Có một dũng sĩ đã dùng cung tên bắt rụng 9 mặt trời, và 1 mặt trời còn lại sợ quá nên trốn biệt đi, không chiếu sáng nữa. Con người và loài vật trên mặt đất tối tăm bèn rủ nhau đi gọi mặt trời nhưng cuối cùng chỉ mỗi con gà trống gáy vang mới khiến mặt trời tò mò hạ xuống, quên đi sợ hãi và chiếu sáng trở lại.



Đêm Giao thừa được coi là đêm tối nhất bởi đó là lúc mặt trời ẩn nấp sâu nhất. Do đó dân gian bảo nhau cúng gà trống với mục đích gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng trở lại, đem tới mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ cho mọi nhà.


Chuyên gia phong thủy lý giải: “Gà trống là con vật cát tường. Từ xa xưa, dân ta đã có tập tục giết gà trống ngày cuối năm và đầu năm mới mùng 1 để trấn áp, xua đuổi tà ác. Nhiều nơi còn có tục giết gà khi có người mất hay mắc bệnh nặng, với hy vọng xua đuổi điềm xấu, tai ương. Lâu dần, tập tục này phát triển thành xu hướng cầu phúc, như treo tranh gà trống, đặt hình gà trống. Tất cả các hình thức này đều hàm ý cát tường, may mắn, đón lành, tránh dữ.”


Ngày nay, nhiều tư duy, quan niệm về văn hóa lối sống cũng có nhiều khác biệt so với xưa, không nhiều người hiểu rõ về ý nghĩa văn hóa của việc chọn gà làm đồ cúng, nhất là đêm Giao thừa. Chính vì thế mới nảy sinh câu hỏi rằng năm Dậu cúng gà có được không. Suy diễn hơn, có người còn cho rằng năm Tỵ – năm con rắn thì không cúng gà vì rắn vồ gà… Mặc dù nhiều nơi có thể đã thay gà bằng chân giò, khổ thịt lợn hay những đồ lễ khác nhưng thói quen chọn gà làm đồ lễ cúng vẫn rất phổ biến trong dân gian.


Có thể thấy, việc dùng tranh gà, hay gà cúng là tập tục lâu đời. Đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới cúng gà để xóa bỏ điềm xấu, trừ tà, đầu năm đón được trường khí dương tốt lành.


Ngoài ra những thứ cúng thay thế gà như thịt lợn, chân giò thì chỉ đơn thuần là đồ lễ cúng chứ không mang ý nghĩa văn hóa.


Tham khảo: Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm

Khám phá & Chia sẻ Tại sao chúng ta thường Cúng Gà vào đêm giao thừa ? tại Ngôi nhà Tâm Linh