Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm

Lễ cúng tạ mộ thường được thực hiện vào những ngày cuối năm. Đây là thời gian và cơ hội để con cháu thăm viếng, sửa sang và tu bổ, cúng tạ mộ.



Trước Tết nguyên đán cần đi tạ mộ tổ tiên, nhưng “tạ” sao cho đúng bản sắc phong tục người Việt và để có niềm tin sẽ được các cụ phù hộ, thì không phải ai cũng biết. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.


Xem thêm: 

Ý nghĩa của lễ Cúng tạ mộ


Điều quan trọng trong việc tạ mộ là thể hiện lòng quý kính, tưởng nhớ người đã khuất, và nguyện làm những điều thiện lành, hồi hướng công đức cho họ.


Lễ tạ mỗ phần là vấn đề mà hầu như ai cũng quan tâm. Bởi trong quan niệm của người Việt luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp. Chính vì thế, khoảng từ 24 hoặc 25 tháng Chạp mỗi năm rất nhiều gia đình Việt đi tạ mộ.


Vấn đề tạ mộ là lĩnh vực khá phức tạp nên thông thường nhiều người mời thầy có nhiều hiểu biết về tâm linh, chuyên môn để về làm lễ. Cũng có những trường hợp khác phần mộ đã được yên ổn, luôn phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi thì họ có thể làm lễ tạ mộ với văn khấn tạ mộ để cảm ơn.


Khi tạ mộ gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì thần linh, tổ tiên sẽ bàn ân, ban phúc cho cuộc sống yên lành, mạnh khỏe, gia đình ấm êm, luôn vui tươi hạnh phúc. Không bao giờ phải lo lắng yêu ma quấy nhiễu, mọi hung đều hóa cát, điều giữ hóa lành, giao dịch thành công, buôn may bán đắt,... Nếu bị động mộ vì một lý do nào đó khiến vong linh không yên thì phải mời thầy pháp về giúp đến khi mồ yên mả đẹp.


Ai không nên đi tạ mộ?


Ai muốn đi tạ mộ trước hết hay chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình.


- Những phụ nữ có thai, người ốm yếu, đau bệnh… không nên ra mộ.


- Phụ nữ đang kỳ “đèn đỏ” cũng không nên tới mộ phần, nghĩa trang.


- Trẻ dưới 10 tuổi cũng không nên cho đi theo ra nghĩa trang.


Việc kiêng kỵ này không phải mê tin mà hoàn toàn khoa học. Phần vì tâm linh, phần do những đối tượng này dễ nhiễm hàn khí, âm khí ở nơi mộ phần.


1. Sắm lễ cúng tạ mộ


Nửa lít rượu, 5 chén rượu, 10 lon bia


3 lá trầu, 3 quả cau có cành dài và đẹp


1 mâm trái cây


1 mâm xôi trắng có gà luộc nguyên con đặt lên trên (già trống thiến)


10 bông hoa hồng đỏ tươi


2 bao thuốc lá, 2 gói chè


2 nến cốc màu đỏ


Về đồ hàng mã cúng chuẩn bị: 1 cây hoa vàng hoa đỏ, 5 con ngựa (mỗi con 1 màu), 5 bộ (mũ, áo, hia) loại to có kèm ngựa, cờ lệnh, kiếm và roi




Lưu ý: mỗi con ngựa trên lưng đều có 10 lễ tiền vàng (mỗi lễ bao gồm: tiền xu, tiền vàng lá, tiền âm phủ). Tất cả có 4 đĩa để tiền vàng riêng. Trong đó lưu ý vong nam, phụ, lão, ấu và từng mùa mà dâng áo quần sao cho phù hợp.



Một trong những điều không thể không biết là phần mộ nhỏ thì cần thêm mâm, thêm bàn bày lễ cho phù hợp. Tuy nhiên ở mỗi địa phương có những cách cúng khấn khác nhau, nên tùy vào địa phương mình bạn có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm sao cho lễ đầy đủ và tươm tất.


2. Văn khấn văn khấn cúng tạ mộ


Cùng với văn khấn tạ đất thì văn khấn tạ mộ cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài văn khấn này là một cách giúp những người con, người cháu thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, từng yêu thương họ hay người thân của họ. Nội dung bài văn khấn tạ mộ như sau:


Nam mô a di đà phật!


Con kính lạy:


- Quan đương xứ thổ địa chính thần


- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,


- Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ


- Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.


Con kính lạy vong linh ..........


Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..


Chúng con là:...............


Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.


Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.


Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.


Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.


Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)


Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.


Cẩn cáo.




Lưu ý về lễ tạ mộ


- Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp.


- Dịp này cha mẹ hay cho trẻ đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Vì vậy cần:


- Tránh đi tạ mộ quá sớm bởi lúc đó sương đêm chưa tan. Cũng không nên đi quá muộn bởi chiều tối và đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.


- Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên đi tạ mộ.


- Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.


- Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).


- Không nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.


- Không tranh thủ ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.


- Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…



ST



Khám phá & Chia sẻ Văn khấn lễ cúng tạ mộ cuối năm tại Ngôi nhà Tâm Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét